Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sắp xếp, thành lập trung tâm học tập cộng đồng cấp xã

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Khánh Hòa vừa có văn bản gửi UBND các xã, phường, đặc khu về việc sắp xếp, sáp nhập, thành lập trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) cấp xã sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Để giúp chính quyền địa phương ở cơ sở và nhân dân hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như công tác tổ chức thực hiện công tác này, phóng viên Báo và Phát thanh, Truyền hình Khánh Hòa có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.

Báo Khánh HòaBáo Khánh Hòa14/07/2025

Ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ông Lê Đình Thuần - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thẩm quyền về thành lập, quản lý, điều hành hoạt động các TTHTCĐ được quy định như thế nào, thưa ông?

- Theo Nghị định số 142 ngày 12-6-2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT, Chủ tịch UBND cấp xã mới hình thành có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể TTHTCĐ công lập, tư thục trên địa bàn. Trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền này đã được quy định tại nghị định nêu trên.

Bên cạnh đó, theo Thông tư số 11 ngày 12-6-2025 của Bộ GD-ĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, Chủ tịch UBND cấp xã mới hình thành có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí giáo viên trường tiểu học hoặc trường THCS làm việc tại TTHTCĐ; quyết định giám đốc, phó giám đốc trung tâm; trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của TTHTCĐ trên địa bàn.

- Vậy quy trình sắp xếp, sáp nhập hoặc thành lập mới các TTHTCĐ như thế nào?

- Đối với đơn vị cấp xã mới hình thành từ việc sáp nhập các xã, phường, thị trấn đã có TTHTCĐ, UBND cấp xã mới chủ trì, phân công cơ quan chuyên môn rà soát, đánh giá toàn diện tình hình các TTHTCĐ hiện có trên địa bàn các xã, phường, thị trấn cũ trước khi sáp nhập. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập hoặc thành lập mới TTHTCĐ. Phương án phải nêu rõ tên gọi TTHTCĐ mới (nếu có); địa điểm đặt trụ sở (ưu tiên tận dụng cơ sở vật chất hiện có); các địa điểm học tập; cơ cấu tổ chức, dự kiến nhân sự (giám đốc, phó giám đốc, cán bộ chuyên trách); dự kiến nội dung hoạt động chính; kế hoạch chuyển giao tài sản, tài chính (nếu có sáp nhập); kế hoạch xử lý các TTHTCĐ cũ không còn phù hợp (nếu có). Sau khi hoàn thiện phương án và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành các quyết định về việc: Sắp xếp, sáp nhập hoặc thành lập mới TTHTCĐ trên địa bàn; bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc trung tâm; bố trí giáo viên (nếu có). UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo kết quả về Sở GD-ĐT.

Đối với đơn vị cấp xã mới hình thành mà trước đó không có TTHTCĐ hoặc trung tâm đã giải thể hoàn toàn, UBND cấp xã căn cứ nhu cầu học tập của người dân, lập tờ trình đề nghị thành lập TTHTCĐ, trong đó nêu rõ sự cần thiết, dự kiến cơ sở vật chất, nhân sự và kế hoạch hoạt động ban đầu. Tiếp đó, hoàn thiện đề án, phương án thành lập theo quy định (bao gồm các nội dung về mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, tài chính…). Các bước tiếp theo thực hiện tương tự như trên. Việc sắp xếp, sáp nhập, thành lập mới TTHTCĐ phải hoàn thành trước ngày 31-7.

- Vai trò của Sở GD-ĐT đối với các TTHTCĐ trên địa bàn tỉnh ra sao, thưa ông?

Hoạt động tại một trung tâm học tập cộng đồng (cũ).
Hoạt động tại một trung tâm học tập cộng đồng (cũ).

- Việc sắp xếp, sáp nhập, thành lập TTHTCĐ cấp xã sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp là rất cần thiết, quan trọng nhằm đảm bảo duy trì hoạt động liên tục, ổn định của các TTHTCĐ, phát huy hiệu quả trong công tác xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Công tác này cần đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cấp xã, phát huy vai trò chủ động của UBND cấp xã trong việc quản lý trực tiếp. Đồng thời, xem xét kỹ lưỡng điều kiện thực tiễn về địa lý, dân cư, cơ sở vật chất, nguồn lực, nhu cầu học tập của từng xã, phường mới để có phương án sắp xếp tối ưu, tạo thuận lợi nhất để người dân học tập, tránh lãng phí và đảm bảo tính liên tục của hoạt động.

Sở GD-ĐT là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các TTHTCĐ, bao gồm: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp hoạt động của trung tâm; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân sự của trung tâm; ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời, thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt danh hiệu "Cộng đồng học tập" cấp xã theo quy định của Bộ GD-ĐT. 

- Xin cảm ơn ông!

H.NGÂN (Thực hiện)

Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/xa-hoi/giao-duc/202507/sap-xep-thanh-lap-trung-tam-hoc-tap-cong-dong-cap-xa-1476557/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm