Tăng sức hấp dẫn của đồ thủ công mỹ nghệ

Việt NamViệt Nam06/11/2024


thiet-ke-bao-bi-mau-ma 4
Bao bì đóng gói ngày càng quan trọng đối với hàng thủ công mỹ nghệ

Hội thảo do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức ngày 5/11 tại Hải Dương. Hơn 100 người đại diện Sở Công thương, các làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ của các tỉnh, thành phố phía Bắc tham gia hội thảo.

thiet-ke-bao-bi-mau-ma 2
Hàng chục ý kiến tham luận về nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt có sức sống mạnh mẽ, nhưng những hạn chế về mẫu mã, thiết kế, bao bì đang là điểm yếu, làm giảm giá trị của các sản phẩm, khó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Đánh giá chung, hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn và tỷ suất lợi nhuận cao. Do đó, cần thay đổi tư duy về thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói để có sự phân biệt rõ ràng về chất lượng sản phẩm và chất lượng mẫu mã, gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thế mạnh cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nhiều năm trước, hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta được thị trường nước ngoài ưa chuộng bởi sự mới lạ, nhưng nay sức hấp dẫn bị giảm đáng kể khi chưa có sự thay đổi mẫu mã. Hiện có tới 90% số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam dựa trên thiết kế của khách hàng nước ngoài và sử dụng nhãn mác của khách hàng do chúng ta còn thiếu sáng tạo trong thiết kế mẫu mã sản phẩm.

tham-gom-chu-dau-1.jpg
Đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Gốm Chu Đậu

Bao bì, đóng gói không chỉ chứa đựng, bảo vệ, sắp xếp, trưng bày, giới thiệu làm tăng giá trị sản phẩm. Để có những thiết kế đẹp, hợp thị hiếu của khách hàng, nhà thiết kế và nhà sản xuất cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa. Các doanh nghiệp, nghệ nhân nên liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo thiết kế mỹ thuật; thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tác để sáng tạo các thiết kế mới, đáp ứng tiêu chí, yêu cầu của khách hàng.

PV


Nguồn: https://baohaiduong.vn/tang-suc-hap-dan-cua-do-thu-cong-my-nghe-397324.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Ảnh

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

Phát triển du lịch cộng đồng Hà Giang: Khi văn hóa nội sinh làm “đòn bẩy” kinh tế
Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép

No videos available

Thời sự

Bộ - Ngành

Địa Phương

Sản phẩm