Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tục Kiêng Gió được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

(PLVN) - Ngày 1/5, huyện Bình Liêu tổ chức Lễ công bố , đón nhận Quyết định đưa "Tục Kiêng Gió của người Dao xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc Hội Kiêng Gió 2025.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam01/05/2025

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu Phạm Đức Thắng chia sẻ: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống chính là nền tảng cho phát triển bền vững, là con đường để Bình Liêu xây dựng bản sắc riêng, nâng tầm hình ảnh địa phương trong dòng chảy hội nhập.

Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu Phạm Đức Thắng phát biểu tại buổi lễ.

Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu Phạm Đức Thắng phát biểu tại buổi lễ.

Ông Phạm Đức Thắng mong muốn, tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ, tư vấn chuyên môn từ các cơ quan trung ương, các nhà nghiên cứu, các tổ chức bảo tồn di sản… để di sản "Tục kiêng gió" của người Dao xã Đồng Văn ngày càng được lan tỏa, không chỉ trong phạm vi địa phương mà vươn xa hơn, ra khu vực và quốc tế.

Tại buổi lễ, đại diện Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu đã đón nhận Quyết định số 3975/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 12 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tục Kiêng Gió” vào kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sân khấu hóa lễ hội cấp sắc.

Sân khấu hóa lễ hội cấp sắc.

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận giá trị di sản này không chỉ là một niềm vinh dự lớn lao với người Dao Bình Liêu, mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa trường tồn trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Dù trải qua nhiều biến động của thời gian nhưng “Tục Kiêng Gió” vẫn được cộng đồng gìn giữ nguyên vẹn thông qua các nghệ nhân, thầy mo, thầy cúng – những người kết nối truyền thống với hiện tại.

“Tục Kiêng Gió” là một nghi lễ độc đáo mang đậm yếu tố tâm linh của cộng đồng người Dao ở xã Đồng Văn, một xã biên giới vùng cao Bình Liêu. Không chỉ là một nghi lễ cổ truyền, tập tục này còn phản ánh sâu sắc mối giao hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa thế giới thực tại và thế giới tâm linh, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, sự đồng lòng, yêu thương và khát vọng bảo vệ sự an lành.

Trong khuôn khổ Hội Kiêng gió năm 2025 diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc gồm: Liên hoan văn nghệ giữa các thôn, bản; Thi đấu các môn thể thao dân tộc như: đánh quay, đẩy gậy, tung còn…

Bên cạnh đó, còn có Giao lưu đánh quay giữa xã Đồng Văn, Hoành Mô (Việt Nam) và trấn Động Trung (Trung Quốc); Trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công; Trải nghiệm du lịch cộng đồng, ẩm thực bản địa…

Sự kiện này, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời, quảng bá hình ảnh Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn, an toàn nơi miền biên viễn Đông Bắc Tổ quốc.

Hội Kiêng gió năm 2025 sẽ diễn ra đến hết ngày 4/5.

Nguồn: https://baophapluat.vn/tuc-kieng-gio-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post547210.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trời đất giao hoà, vui cùng non sông
Pháo hoa rợp trời chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
50 năm đất nước thống nhất: Khăn rằn - biểu tượng bất diệt của người Nam bộ
Khoảnh khắc các phi đội trực thăng cất cánh

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm