Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vườn Quốc gia Tam Đảo tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Là một trong những trọng điểm nguy cơ cháy rừng của cả nước, Vườn Quốc gia Tam Đảo đang khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCR) nhằm đảm bảo an toàn rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Báo Vĩnh PhúcBáo Vĩnh Phúc07/05/2025


Vườn Quốc gia Tam Đảo hiện có tổng diện tích rừng trên 32 nghìn ha thuộc địa giới hành chính 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, trong đó diện tích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chiếm gần 50% tổng diện tích.

Theo kết quả điều tra, thống kê của các Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Tam Đảo, diện tích rừng dễ cháy ở Vườn quốc gia Tam Đảo gần 5.600 ha. Lớp thực bì các trọng điểm dễ cháy là rừng trồng, dưới tán rừng thông, cỏ tranh, lau lách, tế guột, giang nứa...

Về mùa nắng nóng, lớp thực bì chết, kết hợp với cành khô, lá rụng tích tụ qua nhiều năm đã tạo thành lớp vật liệu cháy rất dày; nguy cơ xảy ra cháy rừng và cháy lan trên diện rộng là rất lớn. Chính vì vậy, rừng Tam Đảo được xác định là 1 trong 6 trọng điểm cháy rừng của cả nước.

Không những vậy, địa hình trong khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc loại vùng đồi, núi thấp và núi trung bình, mức độ chia cắt phức tạp, địa hình hiểm trở gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, cũng như PCCCR.

Sự phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh mang lại lợi ích lớn về kinh tế nhưng cũng là một trong những thách thức về ô nhiễm môi trường, xâm hại vốn rừng, gia tăng nguy cơ cháy rừng... nếu không được quản lý tốt.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Tam Đảo rà soát, kiểm tra diện tích rừng quản lý trên bản đồ số.

Đời sống của một bộ phận người dân vùng đệm còn chưa cao, nguồn lao động dồi dào nhưng đa số là lao động nông, lâm nghiệp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

Mặc dù những năm trở lại đây, rừng tự nhiên ở Vườn Quốc gia Tam Đảo không xảy ra cháy, nhưng còn xảy ra các vụ cháy trên diện tích là cây bụi có cây gỗ rải rác, một số diện tích rừng giang, gỗ xen giang nứa, dưới tán rừng thông và rừng trồng, nguy cơ cháy lan sang các diện tích rừng tự nhiên.

Theo thông kê, từ năm 2020 đến nay, địa bàn rừng của Vườn Quốc gia Tam Đảo đã xảy ra 16 vụ cháy với diện tích rừng thiệt hại hơn 11 ha. Thiệt hại về tài nguyên rừng không đáng kể, cháy chủ yếu là cành khô, lá rụng bên dưới rừng thông già và cỏ tranh.

Tăng cường công tác PCCCR, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã chủ động kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR và các tổ xung kích chữa cháy rừng. Xây dựng Quy chế làm việc của Ban chỉ huy, quy định trách nhiệm tới từng thành viên chủ động, nắm bắt tình hình thực tế từng địa bàn được phân công phụ trách để có sự chỉ đạo sát thực tế, tổ chức ứng trực nghiêm túc và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền PCCCR đối với cộng đồng người dân sinh sống trong vùng đệm, bố trí lực lượng Kiểm lâm thường xuyên có mặt tại các điểm ra, vào rừng để kiểm tra, nhắc nhở người dân ra, vào rừng tuân thủ quy định về PCCCR, nhất là thời kỳ cao điểm tại những vùng trọng điểm cháy rừng.

Rà soát, chủ động triển khai xây dựng hệ thống đường băng cản lửa bao quanh các lô rừng trồng, các lô rừng dễ xảy ra cháy để hạn chế lửa cháy lan giữa các lô rừng khi có cháy xảy ra.

Chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm tiến hành khảo sát ngoài thực địa và xác định các tuyến đường, lối mòn thuận lợi nhất dẫn tới các trọng điểm cháy. Những tuyến đường này được đánh dấu trên bản đồ và trên thực địa để dễ nhận biết khi tổ chức chữa cháy, đồng thời cử người hướng dẫn lực lượng chữa cháy tiếp cận với đám cháy một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện PCCCR. Các phương tiện, dụng cụ trên được quản lý, bố trí đầy đủ tại văn phòng ban chỉ huy, tiểu ban thường trực, tổ xung kích PCCCR và các trạm kiểm lâm để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra cháy.

Duy trì thực hiện nghiêm chế độ trực chỉ huy để xử lý thông tin, huy động lực lượng nội bộ và phối hợp với lực lượng tăng cường từ bên ngoài khi phải huy động lực lượng tham gia chữa cháy.

Yêu cầu lực lượng Kiểm lâm tại các trạm luôn đảm bảo đủ quân số của Trạm từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần. Ngoài giờ hành chính và những ngày nghỉ, lực lượng tham gia trực cháy tại các trạm là 50%, vào những ngày cao điểm (từ cấp III trở lên) huy động lực lượng thường trực 100% quân số.

Đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc xây dựng bản đồ PCCCR, triển khai các phần mềm quản lý, bảo vệ rừng; công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra; phần mềm cảnh báo cháy rừng sớm… để nâng cao hiện quả công tác PCCCR.

Bài, ảnh: Nguyễn Khánh

Nguồn: http://baovinhphuc.com.vn/Multimedia/Images/Id/127867/Vuon-Quoc-gia-Tam-Dao-tang-cuong-cac-bien-phap-phong-chay-chua-chay-rung


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Ngắm non xanh nước biếc Cao Bằng
Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm