Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Lễ hội bơi chải An Châu trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia

Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tâm linh, Lễ hội bơi chải An Châu còn tái hiện việc huấn luyện thủy binh lục chiến vùng Sơn cước, một truyền thống tự hào từ thời vua Lê.

VietnamPlusVietnamPlus08/05/2025


Ngày 7/5, Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Động, Bắc Giang tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nâng tầm Lễ hội bơi chải An Châu trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ hội bơi chải An Châu được tổ chức thường niên vào ngày mồng 10 tháng 4 âm lịch hằng năm (ngày 7/5/2025) là lễ hội truyền thống lâu đời của nhân dân vùng An Châu, Sơn Động, Bắc Giang có từ thế kỷ thứ XV.

Không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tâm linh, Lễ hội bơi chải An Châu còn tái hiện việc huấn luyện thủy binh lục chiến vùng Sơn cước, một truyền thống tự hào từ thời vua Lê.

Đây là minh chứng lịch sử, thể hiện sự kiên cường và tinh thần sáng tạo của Tướng quân Vi Đức Thăng và nhân dân trong huấn luyện quân sĩ kỹ năng vượt sông, vượt lũ bảo vệ quê hương đất nước chống giặc ngoại xâm.

Lễ hội được tổ chức trong quần thể di tích: Đình Bích Trĩ, nay là Đình làng Chẽ, miếu Đức Ông và trên khúc sông An Châu thơ mộng, thượng nguồn sông Lục Nam, nay thuộc thị trấn An Châu, Sơn Động, Bắc Giang.

Trải qua gần 600 năm lịch sử, uy danh của tướng quân Vi Đức Thăng còn mãi trong ký ức của mỗi người dân nơi đây.

Theo sử sách ghi lại và gia phả dòng họ Vi ở An Châu: Tướng quân Vi Đức Thăng quê gốc ở xã Vạn Phần, tổng Vạn Phần, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, xứ Nghệ An.

Năm 1407 giặc Minh xâm lược nước ta, ông theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn. Sau nhiều năm cầm quân đánh giặc, ông là vị tướng tài có nhiều công lao chống giặc Minh thắng lợi.

Năm 1427, ông được vua Lê phong tước Quận Công, là 1 trong 18 vị tướng khai quốc công thần thời hậu Lê thế kỷ thứ XV. Sau đó, ông được cử lên miền đất giáp ải phía Bắc làm quan trấn thủ tại thủ phủ An Châu thuộc thung lũng An Châu ngày nay.

Tại đây, ông có nhiều công lao to lớn trong việc dạy dân khai khẩn đất đai sản xuất nông nghiệp, huấn luyện quân binh trấn ải giữ yên bờ cõi.

ttxvn-le-hoi-boi-chai-an-chau-1.jpg

Nghi lễ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia với “Lễ hội Bơi Chải An Châu”. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Theo gia phả để lại, ông chính là thủy tổ của dòng họ Vi nơi đây. Khi mất, ông được nhân dân lập miếu thờ gọi là miếu Đức Ông tại thôn Bích Trĩ, sau là Làng Chẽ, nay thuộc (xã Vĩnh An).

Năm nay có 18 đội, trong đó có 16 đội của thị trấn An Châu và 2 đội đến từ xã Vĩnh An, với sự tham gia của khoảng 300 vận động viên. Mỗi thuyền là một đội thi có 10 vận động viên gồm một chèo lái, một chỉ huy và 8 tay chèo. Các đội tranh tài ở cự ly 1.300m.

Thời gian thi đấu vòng loại được tổ chức 26, 27 tháng 4 năm 2025; thi đấu vòng bán kết vào ngày 30/4/2025; vòng chung kết được tổ chức đúng ngày khai hội 7/5/2025 (tức ngày 10/4 năm Ất Tỵ), tại bến Giang, sông An Châu./.


Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/le-hoi-boi-chai-an-chau-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cap-quoc-gia-post1037101.vnp


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam
Cảnh tượng hiếm thấy của rùa biển ở Côn Đảo mùa sinh sản

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm