Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa vàng Thanh Hóa

Việt NamViệt Nam07/06/2024

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=FXlNenc6SJY[/embed]

Năm 2015, doanh nghiệp này đã đưa cây dưa vàng về trồng trên đồng đất Thanh Hóa với diện tích 2000 m2. Nhờ áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cây dưa vàng cho năng suất, chất lượng tốt. Đến năm 2016, sản phẩm dưa vàng của đơn vị được công nhận đạt chuẩn VietGap; năm 2019 đạt tiêu chuẩn hữu cơ, năm 2020 đạt chuẩn Ocop 3 sao và được ký kết hợp đồng tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, công ty đã mở rộng quy mô diện tích lên 2,5 ha.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa vàng Thanh Hóa- Ảnh 1.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa vàng Thanh Hóa- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Thiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp CNC Thiên Trường 36, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Xuân Thiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ nông nghiệp CNC Thiên Trường 36, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Trong quá trình làm, chúng tôi thấy cây dưa này có thể làm cây chủ lực đối với doanh nghiệp, nhân rộng ra mô hình tuyến huyện cũng như các tỉnh khác. Hiện tại 1000 m2, trừ chi phí 1 năm, cho lãi 90- 100 tr đồngChúng tôi đang làm đơn vị chủ lực sản xuất, các kênh tiêu thụ phối kết hợp với các đơn vị khác".

Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa vàng vào sản xuất theo hướng công nghệ cao. Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chính quyền các địa phương đã tạo mọi điều kiện khuyến khích người dân đầu tư sản xuất quy mô lớn, bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị. Trung bình, mỗi năm sản xuất được 3 vụ dưa, năng suất đạt khoảng 70 tấn/1 ha.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa vàng Thanh Hóa- Ảnh 3.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa vàng Thanh Hóa- Ảnh 4.

Ông Lê Văn Thương, Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Văn Thương, Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Hợp tác xã đã có chứng nhận Ocop, Vietgap. Cái chú trọng của hợp tác xã là sản xuất ra quả dưa chất lượng nhất… Tại thời điểm này, giá dưa trên thị trường 26 - 30 tùy loại 1, loại 2. Với giá này hợp tác xã lợi nhuận đạt 40- 50%".

Ông Nguyễn Huy Tuân, Xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Như bây giờ dưa đang thịnh hành nhất, đảm bảo đầu ra cho bà con cũng như gia đình tôi. Dưa vẫn đang có đầu ra cao, khan hiếm trên thị trường… sau khi trừ chi phí vẫn cho lợi nhuận 50-60%".

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa vàng Thanh Hóa- Ảnh 5.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã phát triển được 18 sản phẩm dưa vàng đạt chuẩn OCOP 3-4 sao. Hầu hết sản phẩm dưa vàng của Thanh Hóa đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh; một số sản phẩm đã đưa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch... Tuy nhiên, để cây dưa vàng phát triển bền vững, các địa phương cần có quy hoạch cụ thể theo nhu cầu thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu, ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa vàng Thanh Hóa- Ảnh 6.

 

Nguồn: Bản tin THNM/TTV


Nguồn

Chủ đề: dưa vàng

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53

No videos available