Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Xi măng Tân Thắng: Khánh thành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải (WHR)

Ngày 20/5, Nhà máy Xi măng Tân Thắng (Quỳnh Lưu, Nghệ An) tổ chức Lễ Khánh thành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải (WHR) công suất 8.650 kW.

Báo Nghệ AnBáo Nghệ An20/05/2025

Đây được coi là một bước đột phá về công nghệ nhằm giảm phát thải CO₂, tiết kiệm năng lượng và đóng góp cho mục tiêu phát triển công nghiệp xi măng bền vững tại Việt Nam.

Dự và chung vui cùng nhà máy có các ông: Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam; Nguyễn Viết Nam - đại diện Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH; cùng đại diện Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, nhà thầu xây dựng…

 Nhà máy xi măng Tân Thắng là một trong số ít nhà máy tại Việt Nam có khả năng sản xuất các dòng xi măng đặc biệt như xi măng siêu dẻo và xi măng bền sunfate. Ảnh- TH
Nhà máy Xi măng Tân Thắng là một trong số ít nhà máy tại Việt Nam có khả năng sản xuất các dòng xi măng đặc biệt như xi măng siêu dẻo và xi măng bền sunfate. Ảnh: T.H

Bước đột phá về công nghệ

Bắt đầu từ ngày 30/4/2025, hệ thống WHR đã vận hành thương mại sau quá trình khẩn trương xây dựng, lắp đặt, chạy thử và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Đây là cột mốc quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên và phát triển bền vững của Nhà máy Xi măng Tân Thắng.

 Nghi thức cắt băng kháh thành Hệ thống. Ảnh- Thành Cường
Nghi thức cắt băng khánh thành hệ thống WHR. Ảnh: Thành Cường

Dự án này tuân thủ thực hiện Quyết định số 1488/QĐ-TTg ban hành ngày 29/8/2011 về “Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030”, và Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 phê duyệt “Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050” do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 Các địa biểu tham dự Lễ Khánh thành Hệ thống WHR. Ảnh- Thành Cường
Các đại biểu tham dự Lễ Khánh thành hệ thống WHR. Ảnh: Thành Cường

Dự án không chỉ góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia về "Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050" của Chính phủ mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cam kết đưa phát thải ròng về “0” (Net Zero) vào năm 2050 mà Việt Nam đã đưa ra tại Hội nghị COP26.

Ông Nguyễn Ngọc Thân- Chủ tịch HĐQT Công ty xi măng Tân Thắng giới thiệu về Hệ thống WHR. Ảnh: Thành Cường
Ông Nguyễn Ngọc Thân- Chủ tịch HĐQT Công ty Xi măng Tân Thắng giới thiệu một số thông tin về Nhà máy Xi măng Tân Thắng. Ảnh: Thành Cường

Với vị trí được tối ưu hóa – nằm ngay cạnh Ghi làm nguội Clinker và Tháp trao đổi nhiệt trong khuôn viên nhà máy, hệ thống WHR giúp tận dụng hoàn toàn nhiệt từ 100% khí thải sinh ra trong quá trình sản xuất để phát điện, giảm phát thải khoảng 40.000 tấn CO₂/năm (tính trên 330 ngày vận hành). Nồng độ bụi phát thải ra môi trường giảm mạnh từ 30 mg/Nm³ xuống chỉ còn 10 mg/Nm³ – phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của EU và G7.

Công nghệ thu hồi nhiệt – phát điện được kỳ vọng sẽ tạo nên mô hình sản xuất tiêu biểu, có thể nhân rộng trong ngành xi măng – một trong những ngành tiêu thụ năng lượng và phát thải lớn tại Việt Nam.

Nền tảng để được cấp nhãn “xi măng xanh”

Hệ thống này cũng là nền tảng quan trọng để Tân Thắng đạt điều kiện đề nghị cấp nhãn “xi măng xanh”, tiến tới sản xuất đại trà các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững trên thị trường.

Tham quan, kiểm tra hệ điều hành Hệ thống. Ảnh: Thành Cường
Tham quan, kiểm tra hệ điều hành hệ thống. Ảnh: Thành Cường

Hệ thống mang lại “lợi ích kép” trong hiệu quả sử dụng năng lượng: Vừa tiết kiệm 25-30% lượng điện phải mua từ EVN, giúp nhà máy giảm 78-80 tỷ VNĐ mỗi năm; vừa góp phần không nhỏ cho an ninh năng lượng và giảm áp lực cho hệ thống truyền tải điện quốc gia - nhất là trong mùa cao điểm”.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng, Trưởng ban Quản lý Dự án hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải Nhà máy Xi măng Tân Thắng.

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường, quá trình xây dựng và vận hành hệ thống WHR còn tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đây là hình mẫu cho các doanh nghiệp xi măng trong việc gắn kết phát triển kinh tế – bảo vệ môi trường – nâng cao đời sống cộng đồng.

Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xi măng Tân Thắng, Trưởng Ban Quản lý Dự án hệ thống WHR chai sẻ về quá trình triển khai dự án. Ảnh- Thành Cườn
Ông Hoàng Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng, Trưởng ban Quản lý Dự án hệ thống WHR chai sẻ về quá trình triển khai dự án. Ảnh: Thành Cường

Ghi nhận sự nỗ lực của nhà đầu tư cũng như nhà thầu xây dựng, ông Nguyễn Quang Cung- Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam chia sẻ: Những kết quả, thành công bước đầu sau khi hệ thống được đưa vào vận hành đã chứng minh hiệu quả, lợi ích mà hệ thống đem lại. Vốn dĩ Nhà máy Xi măng Tân Thắng đã lựa chọn, sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị hàng đầu thế giới, bây giờ kết hợp cùng với hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải với sự đầu tư bài bản như thế này, sẽ đem lại những hiệu quả cả về kinh tế và môi trường rất cao trong thời gian tới.

Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xi măng Tân Thắng, Trưởng Ban Quản lý Dự án đại diện tặng quà cho nhà thầu. Ảnh- Thành Cường
Ông Hoàng Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng, Trưởng ban Quản lý Dự án đại diện tặng quà cho nhà thầu. Ảnh: Thành Cường

Dự án WHR tại Nhà máy Xi măng Tân Thắng do nhà thầu Shanghai Conch Kawasaki Engineering Co., Ltd thực hiện được ký kết vào ngày 30/10/2023 và được khởi công xây dựng ngày 25/3/2024. Nhờ sự nỗ lực, phối hợp hiệu quả giữa các bên, dự án đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt và chạy thử không tải vào ngày 30/12/2024 – vượt tiến độ 5,5 tháng so với hợp đồng đã ký, là một trong các hệ thống WHR có thời gian thi công nhanh tại Việt Nam, chỉ trong 9,5 tháng.

Các đại biểu tham quan dây chuyền sản xuất tại Nhà máy xi măng Tân Thắng. Ảnh: Thành Cường
Các đại biểu tham quan dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Xi măng Tân Thắng. Ảnh: Thành Cường

Hệ thống phát điện WHR có công suất thiết kế là 9.000 kW cho dây chuyền sản xuất Clinker 5.000 tấn/ngày. Với công suất phát Gross 8.650 kW và công suất phát NET đạt 8.035 kW, giúp tiết kiệm khoảng 1/3 lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng cho toàn bộ nhà máy.

Đây không chỉ là một bước tiến đáng kể về mặt công nghệ mà còn mang lại lợi ích kinh tế bền vững với thời gian thu hồi vốn chỉ khoảng 6 năm.

Nhà máy xi măng Tân Thắng đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải. Ảnh: TH
Nhà máy Xi măng Tân Thắng đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải. Ảnh: T.H

Có trụ sở tại xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Nhà máy Xi măng Tân Thắng là một trong số ít nhà máy tại Việt Nam có khả năng sản xuất các dòng xi măng đặc biệt như xi măng siêu dẻo và xi măng bền sunfate. Ngay từ đầu, Công ty Cổ phần Xi măng Tân Thắng đã xác định mục tiêu trở thành thương hiệu xi măng hàng đầu Việt Nam về chất lượng và dịch vụ, với mục tiêu “Tạo khác biệt, dựng niềm tin”.

Trên hành trình phát triển bền vững, Tân Thắng tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại theo xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải. Nhà máy sử dụng hệ thống lọc bụi kết hợp giữa lọc bụi túi và lọc bụi tĩnh điện, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của EU và G7.

Nguồn: https://baonghean.vn/xi-mang-tan-thang-khanh-thanh-he-thong-phat-dien-tan-dung-nhiet-khi-thai-whr-10297766.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm