Dâu tây
Dâu tây có tải lượng đường (GL) bằng 1.9, thấp hơn so với lựu (GL bằng 6.7). Điều này có nghĩa là trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc thay thế lựu bằng dâu tây có thể giúp hạ mức đường huyết sau bữa ăn xuống khoảng 72%, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, dâu tây còn chứa nhiều vitamin C. Việc bổ sung vitamin C có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin ở tế bào, đồng thời tăng cường chức năng tổng hợp insulin ở tuyến tụy, qua đó góp phần làm giảm mức đường huyết sau bữa ăn.
Bưởi
Bưởi có chỉ số đường huyết (GL) bằng 3, tức thấp hơn GL của lựu 2.2 lần. Điều này giúp bưởi trở thành một lựa chọn dinh dưỡng tốt để thay thế lựu trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường, vì nó ít làm tăng đường huyết sau khi ăn so với lựu.
Bưởi có chỉ số đường huyết (GL) bằng 3, tức thấp hơn GL của lựu 2.2 lần.
Mặt khác, bưởi còn chứa nhiều kali và một lượng vừa phải chất xơ. Trong khi kali giúp điều hòa huyết áp và dự phòng biến chứng tim mạch, thì chất xơ lại góp phần làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột, từ đó làm giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
Cherry (quả anh đào)
Cherry có chỉ số GL bằng 4, thuộc nhóm thực phẩm có tải lượng đường thấp. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ 100g cherry hoàn toàn không có nguy cơ gây tăng đường huyết đột ngột, an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Mặt khác, quả cherry còn chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanins. Đây cũng chính là hợp chất tự nhiên khiến quả cherry có màu đỏ tía đặc trưng.
Tiêu thụ quả cherry hoàn toàn có thể góp phần làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường và hỗ trợ người bệnh dự phòng sớm các biến chứng liên quan.
Đối với người bệnh tiểu đường, anthocyanins được chứng minh không chỉ có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin ở tế bào (nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2), mà còn cho thấy tác dụng bảo vệ tuyến tụy (cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất hóc-môn hạ đường huyết insulin).
Do đó, tiêu thụ quả cherry hoàn toàn có thể góp phần làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường và hỗ trợ người bệnh dự phòng sớm các biến chứng liên quan.
Việt quất
Bên cạnh việc sở hữu tải lượng đường nằm ở mức thấp (GL bằng 4), việt quất còn chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenols.
Bên cạnh việc sở hữu tải lượng đường nằm ở mức thấp (GL bằng 4), việt quất còn chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenols.
Polyphenols có thể đem lại tác động hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường thông qua nhiều cơ chế khác nhau, trong đó bao gồm việc: Ngăn chặn quá trình hấp thụ glucose ở ruột; Kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin; Cải thiện độ nhạy insulin ở tế bào; Ức chế quá trình giải phóng glucose ở gan.
Táo
Táo có chỉ số đường huyết (GL) bằng 5, trong khi lựu có GL bằng 6.7. Điều này có nghĩa là trên cùng khối lượng tiêu thụ, việc thay thế lựu bằng táo giúp mức đường huyết sau bữa ăn giảm xuống 25%, tốt cho người bệnh tiểu đường.
Táo có chỉ số đường huyết (GL) bằng 5, trong khi lựu có GL bằng 6.7.
Bên cạnh đó, táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa quercetin. Đây là dưỡng chất được chứng minh có khả năng hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng cường chức năng tổng hợp hóc-môn hạ đường huyết (insulin) ở tuyến tụy.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-loai-qua-sau-co-chi-so-duong-huyet-gi-thap-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong-172250420231113025.htm
Bình luận (0)