Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình

TPO - Hơn 70 năm trước, ngày 21/7/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ được ký kết, nước ta tạm lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới hai miền Nam - Bắc, để sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất hai miền sau 2 năm. Nhưng sau đó, với sự hậu thuẫn của Đế quốc Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cố tình phá vỡ cuộc tổng tuyển cử tự do được quy định tại Hiệp định Giơ-ne-vơ, khiến nước ta phải phân ly tới 21 năm mới thống nhất hai miền, với thắng lợi cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Báo Tiền PhongBáo Tiền Phong26/04/2025

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 1

Gần một năm trước, tôi có dịp gặp bà Hà Thị Ngọc Hà, nguyên đại sứ Việt Nam tại Chi Lê, con gái đại sứ Hà Văn Lâu tại nhà riêng. Năm xưa, ông Hà Văn Lâu là một thành viên trong đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Tại cuộc gặp hôm đó, bà Hà cho tôi xem cuốn “Hà Văn Lâu người đi từ bến làng Sình”, là hồi ký của cố đại sứ Hà Văn Lâu do nhà văn Trần Công Tấn chấp bút, xuất bản năm 2004.


50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 2

Cuốn sách “Hà Văn Lâu người đến từ làng Sình”

Trong cuốn sách này, đại sứ Hà Văn Lâu kể, năm 1954, tại Hội nghị Giơ-ne-vơ đã tiến hành đàm phán tới việc phân chia giới tuyến. Khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu và ông Hà Văn Lâu được đoàn VNDCCH giao nhiệm vụ đến gặp thiếu tướng Đen-tây và đại tá Brê-bít-xông, đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương để bàn việc phân chia giới tuyến tạm thời chia hai miền Nam – Bắc sẽ ở vĩ tuyến nào?

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 3

Ông Hà Văn Lâu (bìa phải) tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ. Ảnh: T.L

Tại cuộc gặp đó, Thứ trưởng Tạ Quang Bửu nói: “Chúng tôi cần một khu vực hoàn chỉnh có thủ đô, hải cảng, trung tâm kinh tế, văn hóa từ vĩ tuyến 13 trở ra”. Rồi ông phân tích từ Quy Nhơn trở ra là vùng tự do Liên khu 5 của ta sẵn có từ lâu, nên tạm thời chia cắt Việt Nam theo vĩ tuyến 13 là phù hợp hơn cả. Nhưng thiếu tướng Đen-tây và đại tá Brê-bít-xông không đồng ý, họ đòi lấy đến vĩ tuyến 18 tới tận Đồng Hới (Quảng Bình), vì cần con đường số 9 để liên lạc với Lào.

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 4

Toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ Ảnh: T.L

Những ngày sau đó, Thứ trưởng Tạ Quang Bửu và ông Hà Văn Lâu đấu tranh liên tục với Đen-tây và Brê-bít-xông về mốc phân chia giới tuyến. Hai viên tướng, tá cáo già này luôn kỳ kèo “bớt một, thêm hai”, cố lấy vĩ tuyến 18 làm mốc giới để có lợi cho họ. Sau cùng, ta đàm phán xuống vĩ tuyến 16, để có được Đà Nẵng và cố đô Huế, nhưng đại diện của Pháp vẫn không chịu.

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 5

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, Đại diện Bộ Tư lệnh QĐND Việt Nam và Tướng Đen-Tây, đại diện Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ảnh: T.L

Từ ngày 10 đến 20/7/1954 là giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán. Các đoàn làm việc rất khẩn trương để giải quyết những vấn đề then chốt. Cuối cùng, tại cuộc họp vào ngày 20/7/1954, trưởng đoàn các nước Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và VNDCCH đã thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến.

Và ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, nước Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, lấy cầu Hiền Lương nằm trên vĩ tuyến 17 thuộc huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Sau đó, hai miền phải thống nhất trước tháng 7/1956 bằng tổng tuyển cử tự do và dân chủ.

VIDEO: VTV

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 6

Tuy nhiên, trước và sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đế quốc Mỹ đã quyết tâm thay thế Pháp, can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Ngày 7/7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng miền Nam Việt Nam, tạo tiền đề để chính quyền nội các mới thành lập này phá vỡ Hiệp định Giơ-ne-vơ. Một năm sau đó, tháng 7/1955, chính quyền Ngô Đình Diệm trắng trợn tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền. Đến tháng 10/1955, Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý, phế truất Bảo Đại để lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (VNCH).

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 7

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Bắc. Ảnh: T.L

Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tổ chức đàn áp những người kháng chiến, yêu nước ở miền Nam, đẩy mạnh các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, chống lại khát vọng độc lập, thống nhất hai miền của những người Việt Nam chân chính. Cả miền Nam chìm trong không khí khủng bố, khi nhiều đảng viên, cán bộ và quần chúng bị giam cầm, đày ải, giết hại. Tuy chịu nhiều tổn thất, nhưng bạo lực không dập tắt được tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập, tự do và quyết tâm thống nhất hai miền Nam - Bắc của người dân Việt Nam. Và cuộc chiến đấu của quân và dân hai miền Nam- Bắc để bảo vệ Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã diễn ra quyết liệt bên bờ sông Bến Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị)

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 850 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 9

Cầu Hiền Lương trở thành một chứng tích lịch sử

Để phân chia giới tuyến Bắc - Nam, cầu Hiền Lương được chia làm hai phần, phần miền bắc được sơn màu xanh, phần miền nam sơn màu vàng. Từ đây, cầu Hiền Lương trở thành một chứng tích lịch sử, chứng kiến những cuộc đấu không tiếng súng giữa niềm khát khao hoà bình của miền Bắc XHCN với chính quyền miền Nam của VNCH.

Trong các cuộc chiến không tiếng súng đó, tại hai đầu cầu Hiền Lương, cuộc chiến “chọi cờ” là cuộc chiến gay gắt nhất. Tại phía bắc cầu Hiền Lương, khi lá cờ đỏ sao vàng của miền Bắc XHCN được kéo lên, đồng bào yêu nước hai bờ Bắc - Nam vui sướng reo mừng. Phía Mỹ và chính quyền VNCH bất ngờ trước sự kiện này, vội dựng một lá cờ của họ tại bờ nam cầu Hiền Lương thành 35 mét, cao hơn cờ của ta.

Không để thấp hơn cờ địch, Chính phủ ta đã xây dựng cột cờ cao 38,6 mét, kéo lên lá cờ rộng 134 m2. Cách đỉnh cột cờ có bố trí một ca-bin để chiến sĩ ta đứng thu và treo cờ. Liên tục trong nhiều năm, sau một số trận đánh, mỗi khi cột cờ bị gãy đổ, lá cờ bị bom đạn xé rách, lập tức có một lá cờ mới của ta được dựng lên, thể hiện khát vọng độc lập, thống nhất non sông tại nơi chia cắt đất nước.

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 10

Dàn loa phóng thanh bên bờ Bắc cầu Hiền Lương. Ảnh: T.L

Ngoài việc dựng cờ, “cuộc chiến” âm thanh tại hai đầu cầu Hiền Lương cũng diễn ra hết sức quyết liệt. Tại đây, ta và địch đều xây dựng một hệ thống loa phát thanh để phát đi những thông tin của mình trong cuộc chiến sau khi phân chia giới tuyến. Phía bờ bắc cầu Hiền Lương, ta xây dựng hệ thống loa phát thanh được chia thành các cụm, mỗi cụm có 24 loa loại 25W hướng về phía bờ nam, để hằng ngày phát đi những chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài truyền thanh Vĩnh Linh về các chủ trương, chính sách của Đảng, tính ưu việt của miền Bắc XHCN. Bên cạnh những thông tin chính trị, còn có các chương trình của đội văn hóa truyền thanh lưu động, chương trình văn hóa, văn nghệ do các nghệ sĩ miền Bắc thể hiện.

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 11

Bên kia cầu Hiền Lương, chính quyền VNCH cũng gắn những cụm loa có công suất lớn được sản xuất của các nước phương Tây, hằng ngày phát thông tin inh ỏi nhằm lấn át âm thanh từ hệ thống loa của ta. Phản ứng lại, ta lắp thêm 8 chiếc loa công suất 50W, lớn gấp đôi những loa cũ, đồng thời trang bị thêm một chiếc loa công suất 250W do Liên Xô sản xuất. Hệ thống loa này sau khi lắp đã lấn át loa phía bờ nam cầu Hiền Lương.

VIDEO: VTV

Đầu năm 1960, chính quyền Sài Gòn đã lắp một dàn loa hiện đại do Mỹ sản xuất có công suất lớn, mỗi khi phát hệ thống âm thanh có thể vang xa tới chục km. Trước tình hình đó, bên ta cũng bổ sung thêm 20 loa có công suất 50W, 4 loa có công suất 250W để đối lại. Nhưng đặc biệt hơn cả, ta trang bị được một chiếc loa lớn với đường kính 1,7 mét, công suất 500W. Chiếc loa này được đặt trên xe lưu động, khi thuận gió âm thanh phát ra vang hơn chục km. Với hệ thống loa được trang bị tại phía bắc cầu Hiền Lương, các công tác thông tin, tuyên truyền, binh vận, địch vận của ta được cải thiện đáng kể.

50 năm thống nhất đất nước: Từ ngã rẽ đau thương đến khát vọng vươn mình ảnh 12

Chiếc loa có đường kính vành loa 1,7 mét, công suất 500W xuất hiện ở bờ Bắc sông

 Bến Hải

.

Dù vấp phải phía đối phương cố tình chống phá các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân và dân ta vẫn sẵn sàng đấu tranh trước “ngã rẽ” đau thương chia đôi giới tuyến, chấp nhận gian khổ dù có diễn ra dài lâu, để thực hiện tới cùng khát vọng hoà bình, thống nhất non sông.

(Còn nữa)

Nội dung: Kiến Nghĩa | Đồ họa: Kiều Tú



Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM
Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời
Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm