Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cán bộ có thể làm việc tại trụ sở cũ của Long An và Tây Ninh sau khi sáp nhập

Các cán bộ sẽ được phân bổ làm việc tại cả trụ sở hành chính hiện hữu của tỉnh Tây Ninh và trung tâm hành chính mới tại thành phố Tân An.

Báo Lào CaiBáo Lào Cai23/04/2025

Tỉnh Tây Ninh sẽ sáp nhập cùng Long An với trung tâm chính trị đặt tại TP Tân An (tỉnh Long An) hiện nay. Ảnh: Tiến Nguyễn

Tỉnh Tây Ninh sẽ sáp nhập cùng Long An với trung tâm chính trị đặt tại TP Tân An (tỉnh Long An) hiện nay. Ảnh: Tiến Nguyễn

Theo đề án, tỉnh mới sau sáp nhập sẽ mang tên Tây Ninh, với trung tâm hành chính – chính trị đặt tại thành phố Tân An (tỉnh Long An hiện nay). Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chuyển tiếp diễn ra thuận lợi, đồng thời giảm bớt khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sẽ có phương án bố trí nhân sự làm việc song song tại cả trụ sở hành chính hiện tại của tỉnh Tây Ninh và trung tâm hành chính mới.

Việc phân bổ lực lượng được tính toán dựa trên điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, mức độ chuyển đổi số, và đặc điểm địa bàn. Đây được xem là bước đi hợp lý trong bối cảnh hợp nhất, vừa duy trì hiệu quả bộ máy, vừa bảo đảm sự ổn định tâm lý cho đội ngũ công chức trong giai đoạn đầu.

Trong nhiều năm qua, Long An và Tây Ninh đều là những địa phương năng động, giữ vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cả hai tỉnh sở hữu vị trí chiến lược, kết nối với TPHCM và các tỉnh biên giới Campuchia, có lợi thế phát triển cả công nghiệp lẫn nông nghiệp công nghệ cao.

Long An có vị trí cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp nhiều tỉnh, thành lớn và được xem là "cầu nối" kinh tế giữa các vùng miền. Tỉnh này đã phát triển mạnh hệ thống khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Tây Ninh cũng đang vươn lên mạnh mẽ nhờ hệ thống giao thông được cải thiện, đặc biệt là các tuyến đường kết nối trực tiếp với Long An như ĐT 822, ĐT 823, ĐT 825 – đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa giữa hai địa phương.

Bên cạnh đó, Tây Ninh sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhờ các điểm đến nổi bật như Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tòa Thánh Cao Đài, hồ Dầu Tiếng, khu du lịch núi Bà Đen,... cùng các di tích văn hóa – lịch sử có giá trị.

Việc hợp nhất hai tỉnh sẽ mở rộng không gian phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng tính đồng bộ trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và xã hội, từ đó tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế vùng. Đồng thời, mô hình này kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng sống cho người dân, đưa tỉnh Tây Ninh mới trở thành trung tâm phát triển năng động ở phía Nam.

Nguồn: https://baolaocai.vn/can-bo-co-the-lam-viec-tai-tru-so-cu-cua-long-an-va-tay-ninh-sau-khi-sap-nhap-post400666.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Về với đại ngàn
Tứ đại đỉnh đèo đất Việt
Phiêu du giữa mây mù Đà Lạt
Khoảnh khắc SVĐ Mỹ Đình ‘vỡ òa’ khi hai xe tăng rầm rập tiến vào

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm