Hình ảnh tại một văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Nhóm PV |
Thừa thãi chứng thực giấy tờ cá nhân
Phát biểu tại phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật Công chứng (sửa đổi) vào năm 2024, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) từng có ý kiến chỉ đạo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định trong những trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải một cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc người ta phải công chứng. Công chứng phải phục vụ nhân dân, cần quy định rõ cái nào là công chứng và công chứng là phải chuẩn xác; đồng thời phải đẩy mạnh cải cách hành chính.
“Cải cách thủ tục hành chính là để giảm những cái này, tự nhiên việc công chứng bớt hẳn đi. Ví dụ trước đây phải đi photo hộ khẩu, đến công chứng xác minh hộ khẩu, nhưng giờ không còn hộ khẩu giấy nữa thì lấy gì mà công chứng”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Ghi nhận thực tế của PV Báo Lao Động trong các ngày gần đây cũng cho thấy, với sự phát triển của chuyển đổi số, hoạt động công chứng đang bộc lộ nhiều bất cập.
Chị Nguyễn Thị Vân Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chỉ cách đây vài tháng khi đi xin việc, chị vẫn bị phía đơn vị tuyển dụng yêu cầu công chứng đủ các loại giấy tờ như: căn cước công dân, bằng tốt nghiệp đại học, học bạ THPT. Có nơi nói nếu không công chứng căn cước thì công chứng bằng lái xe.
"Tôi nghĩ bây giờ nếu đã có hệ thống dữ liệu điện tử rồi thì nên giảm bớt các thủ tục này. Cần thiết người ta có thể tra cứu trên đó chứ đâu nhất thiết cái gì cũng cần công chứng" - chị Vân Anh nêu ý kiến.
Theo tìm hiểu của PV, việc thực hiện công chứng, chứng thực các loại hợp đồng và giấy tờ hiện nay không chỉ tốn thời gian mà còn phát sinh chi phí đáng kể với người dân.
Theo Thông tư số 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất có giá trị từ 1 tỉ đến 3 tỉ đồng là 1 triệu đồng cộng thêm 0,06% của phần giá trị vượt 1 tỉ đồng. Nếu tài sản trị giá 5 tỉ đồng, mức phí công chứng có thể lên tới hơn 3 triệu đồng cho một hợp đồng.
Các thủ tục kèm theo như chứng thực bản sao từ bản chính (2.000 đồng/trang đầu, 1.000 đồng từ trang thứ ba) hay chứng thực chữ ký (10.000 đồng/lần) cũng cộng dồn thêm chi phí.
Quan trọng hơn, quy trình công chứng hiện nay vẫn đòi hỏi người dân phải đến trực tiếp, chờ đợi lấy số thứ tự, kiểm tra giấy tờ, in ấn hồ sơ... Toàn bộ quy trình cũng tốn khá nhiều thời gian, chưa kể trường hợp phải đi lại nhiều lần do thiếu giấy tờ hoặc hồ sơ cần xác minh thêm.
Kể lại câu chuyện phải mất thời gian để công chứng làm sim điện thoại cho doanh nghiệp, ông Bùi Đình Ứng (quận Long Biên, TP. Hà Nội) thẳng thắn bày tỏ: Có những thứ không nhất thiết phải công chứng!
Để làm thủ tục, ông Ứng cho biết phải có công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp. Điều đáng nói khi ra đơn vị viễn thông làm thủ tục đã trình bản chính cùng với một bản công chứng nhưng bị từ chối vì công chứng quá hạn (thời hạn quá 6 tháng).
“Luật công chứng quy định bản công chứng có giá trị như bản chính. Khi hỏi tại sao lại còn quy định về thời gian để gây phiền hà cho người dân thì nhận được câu trả lời là do quy định ở cơ quan như vậy” - ông Ứng tâm sự.
Ông nói thêm, hiện nay, có rất nhiều thủ tục làm hồ sơ điện, nước, hay đi xin việc ở một số đơn vị vẫn đang yêu cầu công chứng giấy tờ như căn cước công dân, hộ khẩu…
“Nếu mình đưa bản công chứng như vậy thà đưa bản chính hay bản chụp để người ta có thể đối chiếu còn hơn. Trường hợp cần thiết nhân viên có thể photo để lưu lại thì có phải giảm thời gian hay giảm chi phí cho người dân không” - vị luật sư này cho hay.
Không thể yêu cầu giấy tờ nào cũng phải công chứng
Trước những đòi hỏi bản công chứng không cần thiết gây phiền hà cho người dân, một số ý kiến đặt ra vậy theo quy định hiện hành, những giấy tờ nào bắt buộc phải công chứng?
Chia sẻ với PV Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Luật Công chứng 2014 và Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ ngày 1.7.2025), có thể hiểu công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Như vậy, luật không có danh mục giấy tờ nào bắt buộc phải công chứng mà chỉ có giao dịch luật quy định bắt buộc phải công chứng hay giao dịch mà người dân tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo tìm hiểu của PV, việc thực hiện công chứng, chứng thực các loại hợp đồng và giấy tờ hiện nay không chỉ tốn thời gian mà còn phát sinh chi phí đáng kể với người dân.
Theo Thông tư số 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất có giá trị từ 1 tỉ đến 3 tỉ đồng là 1 triệu đồng cộng thêm 0,06% của phần giá trị vượt 1 tỉ đồng. Nếu tài sản trị giá 5 tỉ đồng, mức phí công chứng có thể lên tới hơn 3 triệu đồng cho một hợp đồng.
Các thủ tục kèm theo như chứng thực bản sao từ bản chính (2.000 đồng/trang đầu, 1.000 đồng từ trang thứ ba) hay chứng thực chữ ký (10.000 đồng/lần) cũng cộng dồn thêm chi phí.
Quan trọng hơn, quy trình công chứng hiện nay vẫn đòi hỏi người dân phải đến trực tiếp, chờ đợi lấy số thứ tự, kiểm tra giấy tờ, in ấn hồ sơ... Toàn bộ quy trình cũng tốn khá nhiều thời gian, chưa kể trường hợp phải đi lại nhiều lần do thiếu giấy tờ hoặc hồ sơ cần xác minh thêm.
Kể lại câu chuyện phải mất thời gian để công chứng làm sim điện thoại cho doanh nghiệp, ông Bùi Đình Ứng (quận Long Biên, TP. Hà Nội) thẳng thắn bày tỏ: Có những thứ không nhất thiết phải công chứng!
Để làm thủ tục, ông Ứng cho biết phải có công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp. Điều đáng nói khi ra đơn vị viễn thông làm thủ tục đã trình bản chính cùng với một bản công chứng nhưng bị từ chối vì công chứng quá hạn (thời hạn quá 6 tháng).
“Luật công chứng quy định bản công chứng có giá trị như bản chính. Khi hỏi tại sao lại còn quy định về thời gian để gây phiền hà cho người dân thì nhận được câu trả lời là do quy định ở cơ quan như vậy” - ông Ứng tâm sự.
Ông nói thêm, hiện nay, có rất nhiều thủ tục làm hồ sơ điện, nước, hay đi xin việc ở một số đơn vị vẫn đang yêu cầu công chứng giấy tờ như căn cước công dân, hộ khẩu…
“Nếu mình đưa bản công chứng như vậy thà đưa bản chính hay bản chụp để người ta có thể đối chiếu còn hơn. Trường hợp cần thiết nhân viên có thể photo để lưu lại thì có phải giảm thời gian hay giảm chi phí cho người dân không” - vị luật sư này cho hay.
Không thể yêu cầu giấy tờ nào cũng phải công chứng
Trước những đòi hỏi bản công chứng không cần thiết gây phiền hà cho người dân, một số ý kiến đặt ra vậy theo quy định hiện hành, những giấy tờ nào bắt buộc phải công chứng?
Chia sẻ với PV Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Luật Công chứng 2014 và Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2025), có thể hiểu công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Như vậy, luật không có danh mục giấy tờ nào bắt buộc phải công chứng mà chỉ có giao dịch luật quy định bắt buộc phải công chứng hay giao dịch mà người dân tự nguyện yêu cầu công chứng.
Ứng dụng công nghệ thông tin còn rất hạn chế Phía Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động công chứng còn rất hạn chế; việc chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong hoạt động công chứng còn chưa tương xứng với sự phát triển của nghề công chứng, chưa có cơ sở dữ liệu của Bộ Tư pháp về công chứng. |
Theo laodong.vn
Nguồn: https://baodanang.vn/xa-hoi/202504/co-nhung-giay-to-khong-con-nhat-thiet-phai-cong-chung-4003199/
Bình luận (0)