Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cụ thể vai trò giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với HĐND

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý đối với 7 dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, do Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức chiều 28.4.

Báo Đại biểu Nhân dânBáo Đại biểu Nhân dân28/04/2025

img-9113.jpg
Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Nguyệt phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý đối với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tòa án nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Trong số này, nội dung sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dự thảo Luật Nhà giáo nhận được nhiều ý kiến thảo luận sâu sắc.

img-9117.jpg
Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Vân Anh phát biểu góp ý tại hội nghị

Đối với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các ý kiến cơ bản thống nhất với sự cần thiết phải sửa đổi luật nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Các đại biểu cho rằng, cần cụ thể hóa quy định tại khoản 5 Điều 5 về vai trò giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với HĐND bảo đảm rõ ràng về nội dung, phạm vi giám sát, tránh chồng chéo, đồng thời phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của HĐND các cấp.

Đối với các quy định về đơn vị hành chính, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Vân Anh đề nghị bổ sung các tiêu chí thành lập, điều chỉnh địa giới rõ ràng, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, bảo đảm ổn định bộ máy hành chính nhà nước.

img-9114.jpg
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk Lê Thị Kim Oanh phát biểu tại hội nghị

Góp ý đối với dự thảo Luật Nhà giáo, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Thị Kim Oanh ghi nhận những đổi mới quan trọng như: xác lập địa vị pháp lý độc lập cho nhà giáo bằng một đạo luật riêng; thiết lập hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp chung cho giáo viên công lập, ngoài công lập và giáo viên nước ngoài; quy định nguyên tắc xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Các chính sách ưu đãi mới, đặc biệt đối với giáo viên mầm non, như cho phép nghỉ hưu sớm tối đa 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung, hỗ trợ chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn... được đánh giá là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo an tâm công tác lâu dài.

img-9118.jpg
Quang cảnh hội nghị

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT đề nghị bổ sung quy định về phụ cấp thâm niên nghề cho nhà giáo nhằm ghi nhận công sức, kinh nghiệm tích lũy trong quá trình công tác, đồng thời khuyến khích giáo viên gắn bó lâu dài với nghề. Các ý kiến cũng đề xuất bỏ quy định tại khoản 2 Điều 46 của dự thảo, vì không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu; đồng thời, tổng hợp đầy đủ các ý kiến gửi đến Quốc hội và các cơ quan hữu quan để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm chất lượng, tính khả thi khi ban hành.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/cu-the-vai-tro-giam-sat-huong-dan-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-doi-voi-hdnd-post411746.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

"Đường quê" trong tâm thức người Việt
Góc nhìn đặc biệt từ tiêm kích Su30-MK2 nhào lộn thả bẫy nhiệt
Pháo hoa rực rỡ trên bầu trời TP.HCM trong tiếng reo hò của người dân, du khách
Người dân chờ đợi 5 tiếng để chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm