Người đến ăn cỗ lấy khăn mặt lên đưa lên mặt chậu hai ba lần rồi đưa lên mặt lau qua và đặt tiền tùy tâm vào chậu nói lời chúc phúc cho đôi trẻ. Đặc biệt, chỉ những anh, chị, cô, dì, chú, bác, ông bà là người hàng trên của chú rể mới được nhận khăn mặt. Nếu người đến ăn cỗ còn đủ vợ chồng thì cô dâu đưa một cặp khăn mặt. Người đến chưa có vợ hay chồng, hoặc vợ hay chồng chết thì chỉ nhận một chiếc khăn. Người già ở Bình Liêu không ai còn rõ tục lệ này bắt đầu từ khi nào.
Theo số liệu thống kê của Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Ninh, dân tộc có số lượng lớn đứng sau dân tộc Kinh và dân tộc Dao, chiếm khoảng 2,88% dân số toàn tỉnh. Riêng huyện Bình Liêu, cộng đồng người Tày tập trung đông nhất gần 14.000 người, chiếm 44% dân tộc Tày toàn tỉnh. Giống như nhiều dân tộc khác, người Tày ở Bình Liêu còn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống của mình. Một trong số đó là tục cưới hỏi. Lễ cưới truyền thống người Tày ở Bình Liêu thông thường cần trải qua các bước như sau: Pây tham au lộc mềnh khao (đi hỏi lấy căn duyên trắng), Tặt bàu au lộc mềnh đeng (đặt trầu lấy căn duyên đỏ), Pây tềnh (dạm ngõ), Pây poóng lảu (định ngày cưới), Slống lù (tiễn dâu), Khai lộc slao (gả con gái), Tẳng lù (đón dâu), Dào nả (rửa mặt) và cuối cùng là lễ lại mặt.
Đặc biệt, trong số đó, lễ rửa mặt chỉ có ở nhà trai. Sau khi ăn xong tiệc cưới, cô dâu chuẩn bị khoảng 300-400 chiếc khăn mặt tùy theo dòng họ đông người thì chuẩn bị nhiều, ít người thì chuẩn bị ít. Cô dâu lấy khăn mặt đã xếp sẵn để trong chậu, lòng chậu để sẵn một vòng bạc, đặt lên bàn rồi đứng hoặc ngồi cùng bố mẹ chồng ở cạnh cửa chính. Họ hàng bên nhà chồng đến rửa mặt, mẹ chồng giới thiệu cho con dâu để nhận mặt ông, bà, cô, chú, bác, anh, chị thân thiết bằng hình thức.
Người đến ăn cỗ lấy khăn mặt lên đưa lên mặt chậu hai ba lần rồi đưa lên mặt lau qua và đặt tiền tùy tâm vào chậu nói lời chúc phúc cho đôi trẻ. Đặc biệt, chỉ những anh, chị, cô, dì, chú, bác, ông bà là người hàng trên của chú rể mới được nhận khăn mặt. Những người là em, là cháu hàng dưới của chú rể sẽ không được thực hiện lễ này. Nếu người đến ăn cỗ còn đủ vợ chồng thì cô dâu đưa một cặp khăn mặt. Người đến chưa có vợ hay chồng, hoặc vợ hay chồng chết thì chỉ nhận một chiếc khăn.
Người già ở Bình Liêu không ai còn rõ tục lệ này bắt đầu từ khi nào. Chỉ biết người Tày ở Bình Liêu luôn đề cao tình cảm, nhất là tình cảm gia đình, anh em họ hàng luôn yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau, công việc của một nhà là công việc của cả họ. Mục đích của tục lệ này vừa là để giới thiệu thứ tự bà con họ hàng bên nhà chồng với cô dâu và họ hàng nhà trai nhận thành viên mới trong gia đình, dòng tộc. Điều này cũng để anh em trong dòng tộc thắm tình đoàn kết hơn, chia sẻ niềm vui, cũng như khó khăn với đôi vợ chồng mới cưới, qua đó gia đình và dòng họ giúp đỡ, hỗ trợ một số tiền nhỏ làm vốn để vợ chồng trẻ làm ăn về sau..
Lễ rửa mặt diễn ra sau bữa tiệc cưới. Vật dụng trong lễ rửa mặt không thể thiếu một chậu đồng, một vòng bạc. Họ hàng nhà trai lần lượt theo thứ bậc từ cao xuống thấp tiến hành lễ rửa mặt. Đầu tiên là bố mẹ chồng, sau là các cụ, ông, bà, bác, cô, dì, chú, thím, anh, chị. Cha mẹ chồng ngồi bên cạnh giới thiệu với con dâu những người trong dòng họ, sau đó họ hàng ra nhận khăn mặt tượng trưng và chúc cô dâu, chú rể những lời tốt đẹp, thả tiền (số tiền tùy tâm) vào chậu và lấy khăn mặt. Tục lệ này chỉ làm ở bên nhà trai. Vì thế, ngày nay, trong bối cảnh giao lưu văn hoá, các cô gái bất kể là dân tộc nào khi bước chân về làm dâu của dân tộc Tày đều trải qua nghi lễ này.
Trước kia, khi kinh thế thị trường chưa phát triển thì người ta mang theo những vật dụng có thể sử dụng được để tặng cô dâu, chú rể, người thì tặng chăn, người thì tặng nồi, chậu... để cặp vợ chồng trẻ chuẩn bị cho một cuộc sống mới. Ngày nay, kinh tế phát triển hơn thì đa số mọi người bỏ tiền vào chậu để vợ chồng trẻ lấy vốn làm ăn. Có người bỏ vào 50.000 đồng và lấy một đôi khăn nhưng cũng có người bỏ đến 500.000 đồng lấy một chiếc khăn, tùy thuộc vào kinh tế của từng gia đình. Bây giờ, khi kinh tế khá giả hơn, đám cưới ở Bình Liêu có người còn thả cả vàng ta vào chậu để mừng cho đôi trẻ trước khi nhận lại chiếc khăn tay. Trước kia, nhận khăn xong, người Tày sẽ hát những bài hát cưới chúc phúc cho đôi trẻ. Hiện nay, việc hát này ít còn thực hiện mà chủ yếu đã diễn ra trên sân khấu chính.
Lễ rửa mặt của người Tày ở đây bởi nó là đặc trưng của Bình Liêu trong khi người Tày ở tỉnh khác như: Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn đều không có phong tục này. Vì vậy, lễ rửa mặt trong đám cưới là một phong tục tốt đẹp và sâu sắc của người Tày rất cần được bảo tồn và phát huy. Hiện nay, trong các lễ cưới của người Tày, mặc dù có nhiều nghi lễ đã được thay đổi phù hợp với phong cách hiện đại, nhưng lễ rửa mặt vẫn được các gia đình tiến hành như một nét đẹp truyền thống cần được gìn giữ.
Phạm Học
Nguồn
Bình luận (0)