Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đề xuất trường hợp viên chức được tham gia doanh nghiệp

Bộ Tư pháp vừa công bố thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp (DN). Đáng chú ý là đề xuất viên chức, viên chức quản lý được tham gia thành lập, góp vốn và quản lý DN trong lĩnh vực khoa học, đổi mới sáng tạo.

Báo An GiangBáo An Giang05/05/2025

Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Luật DN hiện hành không cho phép cán bộ, công chức, viên chức tham gia thành lập và quản lý DN tại Việt Nam (không có trường hợp ngoại lệ). Tuy nhiên, dự thảo luật đề xuất theo hướng cán bộ, công chức, viên chức (theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức) không có quyền thành lập và quản lý DN tại Việt Nam, trừ viên chức quản lý làm việc tại tổ chức khoa học - công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hiện nay, dự thảo Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ghi nhận vấn đề này, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9. Một lý do khác được đưa ra khi đề xuất quy định này là để phù hợp Điều 4, Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, Điều 4 cho phép chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khi sử dụng ngân sách Nhà nước mà không đạt được kết quả hay gây ra thiệt hại sẽ được miễn trách nhiệm dân sự.

 Liên quan vấn đề này, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2025/NĐ-CP, ngày 13/4/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết 193/2025/QH15. Viên chức có thể điều hành DN do tổ chức khoa học công nghệ, cơ sở giáo dục đại học thành lập theo quy định cụ thể. Đó là có nhu cầu tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại DN do tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập thành lập hoặc tham gia thành lập; viên chức, viên chức quản lý phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của người đứng đầu tổ chức, cơ sở quản lý viên chức.

Người đứng đầu tổ chức, cơ sở quản lý viên chức quyết định cử viên chức, viên chức quản lý tham gia điều hành, quản lý hoặc làm việc tại DN do tổ chức, cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập. Quyết định cử viên chức quy định rõ về thời gian, hình thức (kiêm nhiệm, biệt phái, điều động, đại diện phần vốn góp); đơn vị chỉ trả lương, thưởng, phụ cấp; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của viên chức đối với tổ chức, cơ sở cử viên chức và đối với DN mà viên chức, viên chức quản lý tham gia quản lý, điều hành, làm việc.

Viên chức, viên chức quản lý khi tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại DN được trả lương, thưởng và các phụ cấp bảo đảm không thấp hơn mức hiện hưởng. Được bố trí công việc phù hợp, chế độ, chính sách không thấp hơn thời điểm được cử tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại DN. Được tổ chức, cơ sở cử tham gia quản lý, điều hành, làm việc bảo đảm đầy đủ quyền lợi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật. Viên chức thực hiện đầy đủ nội quy, quy chế của DN. Viên chức tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại DN thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về viên chức, pháp luật DN trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao. Khi sử dụng ngân sách Nhà nước mà không đạt được kết quả hay gây ra thiệt hại sẽ được miễn trách nhiệm dân sự.

Theo PGS TS Nguyễn Mạnh Quân (Viện trưởng viện Nghiên cứu doanh nhân), Nghị quyết 35/2016 đặt mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020. Đến cuối năm 2020, tổng số DN cả nước trên hệ thống đăng ký kinh doanh đạt khoảng 890.000. Theo ước tính của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính đến hết tháng 10/2024, cả nước có khoảng 921.372 DN (tăng 2,8%). Như vậy, với quy định bổ sung, đề xuất mở rộng đối tượng thành lập DN, số DN thành lập và hoạt động có thể đạt con số 1 triệu DN.

 TS Nguyễn Minh Thảo (Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM) đề xuất: “Ngoài sửa đổi Luật DN theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, quá trình cải cách hoạt động kinh doanh cần thực hiện từng bước một, trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và làm đồng loạt, kết nối tổng thể. Trong thời gian tới, giảm bớt ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục hành chính được số hóa. Cùng với sửa đổi luật, cần có chính sách thúc đẩy DN phát triển, giải pháp tăng sức mua trong và ngoài nước".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DN. Với mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh và thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo luật tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa quản lý DN thông qua chuyển đổi số và tăng cường minh bạch thông tin. Những sửa đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho DN, khơi thông nguồn lực để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

N.R

Nguồn: https://baoangiang.com.vn/de-xuat-truong-hop-vien-chuc-duoc-tham-gia-doanh-nghiep-a420071.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những đảo chè xanh mát
29 công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027
Xem lại màn bắn pháo hoa đêm 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước trên bầu trời TPHCM
Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm