Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giữ đà tăng trưởng bằng chất lượng đầu tư

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, từ xung đột địa chính trị cho tới xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, nhiều khu vực đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư quốc tế. Thế nhưng, Thái Nguyên vẫn giữ được sức hút đáng kể trong mắt các nhà đầu tư nhờ lợi thế hạ tầng công nghiệp đồng bộ, định hướng chiến lược rõ ràng: phát triển công nghiệp công nghệ cao làm trụ cột.

Báo Thái NguyênBáo Thái Nguyên16/07/2025

c
Đến nay, Khu công nghiệp Yên Bình đạt tỷ lệ lấp đầy trên 90%, đóng vai trò quan trọng  trong thu hút đầu tưu, phát triển công nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Lăng Khoa

Chủ động kết nối

Ngay từ đầu năm 2025, Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức tư vấn đầu tư cũng như chủ đầu tư hạ tầng. Mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc thu hút số lượng dự án, mà quan trọng hơn là chất lượng dự án, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng sạch, sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị bán dẫn, chuyển đổi số và phát triển xanh - những ngành được coi là xương sống của nền kinh tế tương lai.

Không chỉ dừng lại ở phạm vi trong tỉnh, các hoạt động giới thiệu cơ hội đầu tư còn được mở rộng ra nhiều địa phương lân cận như: Hà Nội, Phú Thọ... giúp kết nối mạng lưới doanh nghiệp và lan tỏa tiềm năng của Thái Nguyên tới đông đảo đối tác trong và ngoài nước.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã cấp mới 14 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 9 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 130,3 triệu USD và 5 dự án DDI với tổng vốn đăng ký hơn 11.152 tỷ đồng.

Sản xuất tại Ϲông ty TNHH KSD VINA. Đây là công ty 100% vốn được đầu tư từ Hàn Quốc, chuyên sản xuất linh kiện điện tử.
Sản xuất linh kiện điện tử tại Ϲông ty TNHH KSD VINA, doanh nghiệp có 100% vốn được đầu tư Hàn Quốc.

Dù con số không phải quá lớn so với quy mô cả nước, song điều đáng mừng là phần lớn các dự án đều tập trung vào những ngành nghề then chốt, định hình tương lai phát triển của tỉnh. Các dự án nổi bật có thể kể đến như: Dự án Q Technology (Việt Nam) tại KCN Yên Bình với tổng vốn đầu tư 88 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện quang học, module camera phục vụ ngành công nghiệp điện tử và viễn thông. Dự án của Công ty TNHH Lingyi Thái Nguyên Việt Nam với vốn đầu tư 9,8 triệu USD, hướng tới sản xuất linh kiện điện tử và phụ trợ. Tongda Yangfan - dự án đầu tư 6 triệu USD, cũng nằm trong chuỗi sản xuất phụ kiện công nghệ cao.

Sự xuất hiện và khởi động sớm của các dự án này không chỉ tạo cú hích mạnh mẽ cho tăng trưởng công nghiệp địa phương mà còn mở ra những cơ hội liên kết chuỗi cung ứng, hình thành hệ sinh thái công nghệ cao tại Thái Nguyên.

Bên cạnh việc thu hút dự án mới, công tác điều chỉnh, hỗ trợ các dự án đang hoạt động cũng được thực hiện linh hoạt và hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, Ban Quản lý các KCN đã cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 48 lượt dự án, bao gồm 46 dự án FDI và 2 DDI.

Đáng chú ý, có tới 18 lượt điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư (16 dự án FDI tăng thêm tổng vốn đăng ký 139,571 triệu USD; 2 dự án DDI tăng thêm tổng vốn đăng ký đầu tư 88 tỷ đồng), 30 lượt điều chỉnh các nội dung về cập nhật thông tin nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án, tiến độ thực hiện, còn lại là điều chỉnh tiến độ hoặc cập nhật thông tin doanh nghiệp.

Những con số này cho thấy, không chỉ có nhà đầu tư mới quan tâm tới Thái Nguyên, mà các nhà đầu tư hiện hữu cũng tiếp tục tin tưởng và lựa chọn mở rộng sản xuất. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy môi trường đầu tư tại địa phương đang ổn định và hấp dẫn trong dài hạn.

Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch 

Khu công nghiệp Yên Bình có tỷ lệ lấp đầy trên 90%, đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế địa phương.
Khu công nghiệp Yên Bình có tỷ lệ lấp đầy trên 90%, đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: T.L

Thời gian qua, công tác quản lý và hoàn thiện quy hoạch các KCN được triển khai đồng bộ, bài bản, là một trong những yếu tố then chốt góp phần nâng cao năng lực sẵn sàng tiếp nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, BQL các KCN tỉnh đã phối hợp với Sở Xây dựng hoàn thiện hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên đến năm 2045. Đồng thời trình thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Tân Tiến nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho KCN Sông Công II.

Công tác cắm mốc giới và bàn giao quy hoạch phân khu được triển khai tại nhiều dự án trọng điểm như: KCN Yên Bình 2, KCN Yên Bình 3 và KCN Thượng Đình. Bên cạnh đó, BQL cũng thực hiện lập đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng KCN Thanh Bình giai đoạn II, được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 12/6/2025.

Đối với các KCN Chợ Mới, tiến độ lập và điều chỉnh quy hoạch tiếp tục được đẩy nhanh: KCN Chợ Mới 1 đã được trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự kiến hoàn tất trong tháng 6-2025; KCN Chợ Mới 2 và 3 đã được hoàn thành phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đang triển khai các bước tiếp theo; KCN Chợ Mới 4 đang trong quá trình lập đồ án.

Những bước đi quyết liệt, bài bản trong công tác quy hoạch không chỉ góp phần hoàn thiện hạ tầng pháp lý mà còn tạo tiền đề quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến với Thái Nguyên.

Cùng với hạ tầng, yếu tố thủ tục hành chính và thái độ phục vụ của cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong quyết định của nhà đầu tư. Thấu hiểu điều đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai dịch vụ công trực tuyến, cơ chế một cửa liên thông và thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại doanh nghiệp.

Các buổi làm việc trực tiếp với doanh nghiệp xoay quanh những nội dung như: hỗ trợ về thuế, hải quan, tuyển dụng nhân sự, xử lý môi trường… đã giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc kịp thời, tạo dựng lòng tin và sự gắn bó từ phía nhà đầu tư.

Những nỗ lực thu hút và giữ chân nhà đầu tư đã được phản ánh rõ qua các con số kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp trong KCN Thái Nguyên đạt tổng doanh thu khoảng 16,24 tỷ USD và gần 390 tỷ đồng từ thị trường nội địa. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 14,2 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 3.420 tỷ đồng.

Đặc biệt, hơn 9.244 việc làm mới đã được tạo ra, góp phần cải thiện an sinh xã hội và nâng cao chất lượng đời sống người dân. Không chỉ hướng tới là trung tâm công nghiệp công nghệ cao, các KCN của Thái Nguyên đang dần trở thành đầu tàu kéo theo sự phát triển của dịch vụ, logistics, đào tạo nhân lực và nhiều ngành phụ trợ khác.

Theo quy hoạch được duyệt, tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 19 KCN với tổng diện tích là 6.406ha. Tính đến ngày 10-7, toàn tỉnh đã thành lập 12 KCN. Trong đó: 6 KCN đã đi vào hoạt động (Sông Công I, Điềm Thụy, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Sông Công II và Thanh Bình 1): Các KCN cơ bản được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và nhà đầu tư thứ cấp đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh với tỷ lệ lấp đầy rất cao, như: Yên Bình, Điềm Thụy (Khu A), Sông Công 2 giai đoạn 1, Thanh Bình 1 với tỷ lệ lấp đầy trên 90%.

 

Việc hình thành và mở rộng hệ thống KCN sau sáp nhập không chỉ giúp tối ưu hóa quỹ đất sử dụng cho công nghiệp mà còn tạo ra sự liên kết vùng hiệu quả giữa các địa phương. Từ đó có thể xây dựng được một hệ sinh thái công nghiệp đồng bộ, phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, với quy mô diện tích lớn và phân bổ hợp lý, các KCN sẽ góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giảm dần sự phụ thuộc vào nông nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên.

 

 

 

 
 
 

 

Với nền tảng quy hoạch đồng bộ, hạ tầng công nghiệp được đầu tư bài bản, cùng nỗ lực cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp, Thái Nguyên đang từng bước củng cố vị thế trong chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao của khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Trong thời gian tới, việc duy trì môi trường đầu tư ổn định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sẽ tiếp tục là những nhiệm vụ ưu tiên, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hấp dẫn thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược đến với địa phương.

Muốn làm được điều đó, bài toán đặt ra là địa phương phải duy trì được nhịp độ cải cách, đẩy nhanh hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiếp tục xây dựng hình ảnh điểm đến đầu tư chuyên nghiệp, thân thiện.

6 KCN mới được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư gồm: Sông Công II - giai đoạn 2; Yên Bình 2; Yên Bình 3; Thượng Đình; Phú Bình, Thanh Bình - giai đoạn II). 5 KCN đang thực hiện lập quy hoạch gồm: Quy hoạch chung KCN – đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên; quy hoạch phân khu xây dựng các KCN Chợ 1,2,3 và 4. 2 KCN chưa thực hiện lập quy hoạch là Chợ Mới 5 và Bạch Thông), Ban Quản lý KCN tỉnh đang xúc tiến tài trợ kinh phí để thực hiện lập quy hoạch theo quy định.

Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202507/giu-da-tang-truong-bang-chat-luong-dau-tu-68716cd/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm