Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên 2025": Diễn đàn chiến lược định hình tương lai giáo dục Việt Nam

Hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên 2025" với chủ đề "Hội tụ sức mạnh mới" đã khép lại thành công rực rỡ, khẳng định vị thế là một diễn đàn giáo dục uy tín hàng đầu dành cho các nhà quản lí giáo dục Việt Nam và quốc tế. Sự kiện không chỉ là nơi chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, mà còn là một diễn đàn chiến lược, nơi các nhà lãnh đạo giáo dục cùng kiến tạo tầm nhìn và hoạch định tương lai.

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế01/04/2025

Phiên toàn thể: Biến điều không thể thành có thể
Phiên toàn thể: Biến điều không thể thành có thể

Ở lần thứ 5 được tổ chức, Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 250 nhà quản lý giáo dục đến từ Việt Nam và nhiều tổ chức giáo dục quốc tế. Có thể điểm tên những diễn giả uy tín như: Ông Kiều Mạnh Toàn – Giám đốc Khối Chính phủ & Doanh nghiệp lớn, Microsoft Việt Nam; Ông Don McNamee - Giám đốc Công nghệ Giáo dục tại Trường Quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS), nguyên Giám đốc Đổi mới (CIO) và Lãnh đạo Điều hành Apple Inc; Ông Yoichi Igarashi - Phó Tổng giám đốc Cty TNHH DENSO Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Thanh – Tổng giám đốc Xanh SM toàn cầu; Bà Tống Liên Anh - Phó Viện trưởng Viện Học tập suốt đời - Cố vấn hỗ trợ các tỉnh/thành phố của Việt Nam gia nhập mạng lưới các Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO;… Sự quy tụ số lượng lớn các nhà lãnh đạo và chuyên gia tầm cỡ đã tạo ra một không gian trao đổi, học hỏi và hợp tác quý báu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam.

Hội thảo
BTC chao kỷ niệm chương cho các diễn giả của sự kiện

Điểm đặc sắc của Hội thảo chính là các diễn giả và đại biểu đã tập trung bàn luận những nội dung chuyên sâu, có tác động sâu rộng đến tương lai của giáo dục Việt Nam như: Giáo dục vì tương lai xanh; Giáo dục bản sắc địa phương; Giáo dục hướng nghiệp; Ứng dụng AI hướng cá nhân, đột phá trong giáo dục...

Hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên 2025" đã tạo ra một diễn đàn để các nhà lãnh đạo giáo dục cùng nhau hoạch định chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0; khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong giáo dục, tạo ra một môi trường thuận lợi để các nhà giáo dục tiến hành những phương pháp và mô hình giáo dục tiên tiến.

Hội thảo
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang chia sẻ hành trình biến “Điều không thể thành có thể”

Hội thảo cũng góp phần xây dựng một mạng lưới kết nối mạnh mẽ giữa các nhà lãnh đạo giáo dục, chuyên gia, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tạo ra sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Việt Nam, đồng thời khơi dậy tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và tương lai.

Cũng tại sự kiện, các đại biểu đã có cơ hội tiếp cận các mô hình giáo dục thực tiễn, những ý tưởng đổi mới sáng tạo và các case study tiêu biểu từ các trường học tiên phong trong đổi mới giáo dục. Các đại biểu đã được tham quan và trải nghiệm trực tiếp 21 mô hình giáo dục xuất sắc, tập trung vào bốn lĩnh vực trọng tâm: Trải nghiệm & hướng nghiệp gắn với thực tiễn; Giáo dục vì sự phát triển bền vững; Ứng dụng AI trong giáo dục; Khai thác nguồn lực địa phương độc đáo cho giáo dục

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang chia sẻ hành trình biến “Điều không thể thành có thể”
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang chia sẻ hành trình biến “Điều không thể thành có thể”

Bên cạnh các nội dung chuyên môn, Hội thảo là hành trình gần 100 ngày cam kết, hợp lực để sáng tạo các hoạt động giá trị như: giải chạy - nhảy dân vũ, rèn luyện sức khoẻ để cống hiến và hạnh phúc, nối nhịp yêu thương.

Được Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới EdulightenUp trực thuộc Viện Nghiên cứu & Phát triển Quản lý Giáo dục tổ chức thường niên từ năm 2021, Hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" đã trở thành sự kiện đáng mong đợi của cộng đồng giáo dục. Thành công của Hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên 2025" với chủ đề "GATHER NEW STRENGTHS - HỘI TỤ SỨC MẠNH MỚI” đã khẳng định vị thế là một diễn đàn giáo dục hàng đầu tại Việt Nam, nơi những ý tưởng đột phá và tầm nhìn chiến lược được chia sẻ, lan tỏa và hiện thực hóa. Những giá trị và thông điệp từ hội thảo sẽ tiếp tục truyền cảm hứng và định hướng cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam trong những năm tới.

Truyền động lực biến không thể thành có thể bằng hội tụ sức mạnh mới

Câu chuyện Ngọn lửa giáo dục – Hành trình lãnh đạo đa thế hệ được kể bởi Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội – một trong những người xây dựng hệ thống giáo dục tư thục đầu tiên sau thời kì đổi mới. Khởi đầu từ những gian khó với “3 không- không tiền, không đất, không người”, trải qua rất nhiều gian truân, bằng khối óc và quyết tâm, lòng nhân ái, ông đã xây dựng thành công một hệ thống giáo dục với 3 cơ sở, 10.000 học sinh, 1.000 cán bộ nhân viên, và đặc biệt trở thành hình ảnh đẹp về sự tận tụy cùng tình yêu thương vô bờ dành cho thế hệ trẻ. Ông Khanh chia sẻ: "Khi tôi bắt đầu, không ai tin giáo dục tư thục có thể tồn tại… Nhưng tôi tin nếu chúng ta dám đặt nền móng, thế hệ sau sẽ có con đường để đi tiếp."; "… Tôi đã trải qua bao nhiêu khó khăn để mang giáo dục đến vùng cao, để 2.609 học sinh Mèo Vạc được học tiếng Anh, để xây dựng một ngôi trường giữa nơi tưởng chừng không thể."

Câu chuyện của thầy giáo Nguyễn Khắc Lý - Phó Hiệu trưởng trường THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất, Hà Nội) về hành trình đưa âm nhạc trở thành môn học được hơn 30% học sinh lựa chọn và được học để các em đều có thể thành thao chơi sáo trúc, đàn ghi ta tại ngôi trường ngoại thành không có giáo viên âm nhạc. Thầy Lý chia sẻ: "Âm nhạc trong trường học? Mọi người nói điều đó là không thể… Nhưng tôi tin học sinh không chỉ cần điểm số, mà cần cả những rung động, cảm xúc. Với một cây guitar, một cây sáo trúc, chúng tôi đã thay đổi điều đó và tất cả các em đều học tốt hơn, phát triển toàn diện hơn, cha mẹ các em rất vui, rất hài lòng."

Câu chuyện của cô Trương Thị Hải Yến - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Đình Chinh - huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk cũng đem đến những tâm sự quá trình vượt mọi khó khăn, thiếu thốn để tận dụng công nghệ AI vào giảng dạy, lan tỏa những giá trị của Âm nhạc tới sự phát triển toàn diện của học trò nơi vùng khó, đặc biệt là các học trò người dân tộc thiểu số ít người trong thời đại mới.

Nguồn: https://baoquocte.vn/hoi-thao-thap-lua-cung-tien-len-2025-dien-dan-chien-luoc-dinh-hinh-tuong-lai-giao-duc-viet-nam-309590.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm