Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Long An phát huy di tích, phát triển du lịch bền vững

Long An khai thác 127 di tích và làng nghề truyền thống để phát triển du lịch. Tỉnh đẩy mạnh quảng bá, đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ bảo tồn di sản, kết nối văn hóa – lịch sử với sản phẩm OCOP, thu hút du khách trẻ, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch30/05/2025


Long An đang sở hữu 127 di tích lịch sử – văn hóa, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia và 106 di tích cấp tỉnh, cùng nhiều làng nghề truyền thống. Tỉnh đang từng bước phát huy tiềm năng du lịch, gắn với bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển kinh tế địa phương.


Long An phát huy di tích, phát triển du lịch bền vững - Ảnh 1.

Du khách đến với Khu di tích Xứ ủy Nam kỳ tại huyện Tân Thạnh

Bên cạnh việc trùng tu, bảo tồn các công trình lịch sử, tỉnh Long An cũng tích cực lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia cho nhiều địa điểm như: Nhà Long Hiệp (huyện Bến Lức), Khu vực Cầu Kinh (huyện Cần Giuộc) và đưa các lễ hội tiêu biểu như Chùa Cổ Sơn, Đền Long Khốt vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo ông Nguyễn Tấn Quốc – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, du lịch địa phương không chỉ hướng đến giáo dục truyền thống mà còn tập trung phát triển kinh tế bằng cách mời gọi đầu tư, mở rộng hạ tầng dịch vụ. Tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn di sản, số hóa dữ liệu để phục vụ khách tham quan hiệu quả hơn.

Long An phát huy di tích, phát triển du lịch bền vững - Ảnh 2.

Phát triển du lịch gắn với làng nghề

"Nếu như năm 2022 các điểm đến đón khoảng 150 đoàn với khoảng 14.000 lượt khách, thì đến năm 2023 tăng lên gấp đôi, khoảng 260 đoàn với 40.000 lượt khách. Riêng 6 tháng đầu năm nay đã có trên 120 đoàn với trên 21.000 ngàn lượt khách tìm đến các điểm di tích lịch sử tại Long An", ông Quốc nói.

Dù còn nhiều khó khăn, ngành du lịch Long An vẫn nỗ lực đẩy mạnh hoạt động quảng bá, thu hút du khách bằng các chương trình trải nghiệm, tham quan gắn với lịch sử và văn hóa bản địa. Năm 2024, tỉnh đón hơn 340.000 lượt khách đến các khu di tích và lễ hội.

Cùng với đó, ngành du lịch Long An chú trọng hỗ trợ làng nghề, nâng cao năng lực sản xuất và giới thiệu sản phẩm OCOP – chương trình mỗi xã một sản phẩm. Hiện Long An đã có 139 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (40 sản phẩm đạt 4 sao, 99 sản phẩm đạt 3 sao), với nhiều điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại Tân An, Đức Hòa và Cần Đước.

Long An phát huy di tích, phát triển du lịch bền vững - Ảnh 3.

Đông đảo du khách đến với Đền thờ Nguyễn Trung Trực

Với định hướng phát triển du lịch xanh, bền vững và gắn kết cộng đồng, Long An đang khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn, giàu giá trị văn hóa – lịch sử, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/long-an-phat-huy-di-tich-phat-trien-du-lich-ben-vung-20250528162851685.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm