Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Măng lục trúc Ngọc Châu

Măng lục trúc là sản phẩm nông nghiệp OCOP độc đáo của xã Ngọc Châu (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Từ những ngày đầu khó khăn cách đây gần 30 năm, măng lục trúc đã trở thành đặc sản, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo và xây dựng thương hiệu cho vùng đất này.

Báo Nhân dânBáo Nhân dân15/04/2025


Ngay từ năm 1995, giống tre lục trúc đã được đưa vào trồng thử nghiệm tại xã Ngọc Châu. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc vào năm 2004, giống tre này gần như bị lãng quên. Chỉ một số ít hộ gia đình, trong đó có gia đình chị Dương Thị Luyện, duy trì giống cây quý.

Năm 2018, chị Luyện thành lập Hợp tác xã Măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu với tám thành viên và hơn 20 ha diện tích trồng. Đến nay, hợp tác xã đã phát triển lên hơn 50 thành viên với thu nhập từ 9-15 triệu đồng/người/tháng, diện tích trồng vượt 50 ha và liên kết tiêu thụ hơn 120 ha với các hộ dân trong vùng. Sản lượng măng hằng năm đạt hơn 1.000 tấn, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Ông Phùng Thanh Xuân, một nông dân ở thôn Tân Trung cho biết: “Từ khi trồng măng lục trúc, gia đình tôi thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Kỹ thuật trồng măng lục trúc đơn giản, không đòi hỏi khắt khe trong chăm sóc, là lợi thế để nhiều người dân có thể khởi nghiệp”.

Măng lục trúc được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, bảo đảm an toàn thực phẩm nổi bật với hình dáng thuôn dài, lõi trắng, giàu chất chống ô-xy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Măng có vị giòn, ngọt nhẹ, không độc tố, phù hợp chế biến thành nhiều món ăn như nộm, luộc, xào, ngâm ớt hay sấy khô.

Với năng suất cao và giá trị kinh tế vượt trội, sản phẩm măng lục trúc đã trở thành đặc sản tại xã Ngọc Châu và các xã lân cận thuộc huyện Tân Yên. Theo thống kê, mỗi héc-ta tre lục trúc có thể cho sản lượng từ 50-60 tấn măng mỗi năm, với giá bán măng tươi dao động từ 60.000- 120.000 đồng/kg tùy loại. Sau khi trừ chi phí, người dân có thể thu về lợi nhuận từ 500-600 triệu đồng/ha/năm, cao hơn so với các loại cây trồng truyền thống như lúa hay ngô.


Việc xây dựng thương hiệu cho măng lục trúc được chính quyền địa phương rất chú trọng, coi đây là chìa khóa để nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường. Năm 2021, măng lục trúc tươi của Hợp tác xã Măng lục trúc lâm sinh Ngọc Châu đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh, đây là một bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng.

Đến năm 2022, sản phẩm được công nhận là “Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ quốc gia”, tạo nền tảng vững chắc để cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Thời gian tới, măng lục trúc được định hướng phát triển theo ba trụ cột: Mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng; đặt mục tiêu đạt chứng nhận OCOP 5 sao; đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại và xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc; đồng thời, phát triển du lịch trải nghiệm mùa thu hoạch măng để tạo thêm nguồn thu nhập và quảng bá thương hiệu. Chính quyền địa phương cũng cam kết hỗ trợ, từ việc mở rộng diện tích trồng đến ứng dụng công nghệ trong sản xuất.

Nguồn: https://nhandan.vn/mang-luc-truc-ngoc-chau-post872731.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm