Các đại biểu tỉnh Lâm Đồng tham dự hội nghị do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức bằng hình thức trực tuyến, quán triệt Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị |
Các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của tỉnh cũng được triển khai tập trung, tích hợp mã định danh và liên thông với trục gửi, nhận văn bản điện tử của tỉnh, đáp ứng tối đa nhu cầu nghiệp vụ. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin luôn được đặt lên hàng đầu, với việc thực hiện nghiêm các quy định về kết nối mạng thông tin diện rộng, đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, không để xảy ra sự cố mất dữ liệu.
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng được quan tâm đặc biệt, với đội ngũ chuyên trách tại Văn phòng Tỉnh ủy, cùng cán bộ quản trị mạng ở cấp huyện và xã, giúp duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cho quá trình chuyển đổi số trong hệ thống chính trị của tỉnh.
Không chỉ trong hệ thống chính trị, công cuộc chuyển đổi số của Lâm Đồng còn có bước tiến lớn trong khối chính quyền. Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở được triển khai đồng bộ, giúp tối ưu hóa quản lý và điều hành qua môi trường mạng. Các nền tảng số được vận hành ổn định, kết nối đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, bao gồm: hệ thống báo cáo, giải quyết thủ tục hành chính, quản lý văn bản và điều hành, cổng thông tin điện tử và nền tảng họp trực tuyến. Đặc biệt, tỉnh đã phát triển nền tảng chia sẻ dữ liệu (LGSP) thông qua nền tảng tích hợp quốc gia (NDXP), giúp tăng cường khả năng kết nối và trao đổi dữ liệu liên vùng, liên ngành.
Vấn đề an toàn, an ninh thông tin cũng được tỉnh quan tâm đầu tư mạnh mẽ với Trung tâm Giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) kết nối với Trung tâm Giám sát quốc gia, cùng hệ thống phòng, chống virus trên toàn tỉnh. Nhờ những nỗ lực đó, năm 2024, chỉ số an toàn thông tin của tỉnh Lâm Đồng xếp hạng 9/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, thống kê mới nhất cho thấy, Lâm Đồng hiện có tổng cộng 252 công chức, viên chức làm nhiệm vụ về an toàn thông tin và chuyển đổi số. Tỉnh đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với 2.538 thành viên, tổ công nghệ số cộng đồng thôn và tổ dân phố với 9.088 thành viên, đảm bảo hỗ trợ người dân tiếp cận và sử dụng công nghệ số hiệu quả. Những thành quả này không chỉ giúp nâng cao chất lượng quản lý, điều hành mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh trong kỷ nguyên số, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong giai đoạn tới.
Nguồn: https://baolamdong.vn/xa-hoi/202504/nang-cao-nang-luc-so-ee100e1/
Bình luận (0)