Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

'Nát mặt' vì mỹ phẩm hàng hiệu đã sử dụng

VTC NewsVTC News13/03/2024


Sau Tết, Nguyễn Ngọc Anh (21 tuổi, sống tại Hà Nội) hào hứng săn được bộ mỹ phẩm chăm sóc da hàng hiệu nổi tiếng, trên hội nhóm thanh lý mỹ phẩm đã qua sử dụng.

“Chi phí chỉ bằng 1/5 số tiền mua mới”, Ngọc Anh nói và cho biết nghĩ mua được món hời, cô mơ tưởng đến làn da láng mịn, trắng sáng sau khi sử dụng loại mỹ phẩm hàng hiệu này.

Háo hức nhận hàng sau 2 ngày đặt mua, Ngọc Anh đem ra sử dụng ngay và mong chờ làn da căng mọng. Thế nhưng kết quả nhận lại khiến cô gái sốc.

Xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, châm chích khó chịu, cô gái lập tức liên hệ với người bán thì được giải thích lần đầu sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng đỏ, ngứa. Cô cũng được người bán động viên hiện tượng này sẽ mất sau 2 - 3 ngày tiếp theo khi da thích ứng với mỹ phẩm.

Nửa tin nửa ngờ, Ngọc Anh sử dụng tiếp 3 ngày, nhưng triệu chứng không mất đi mà nặng nề thêm. Da mặt của cô gái 21 tuổi đỏ rát, bong tróc, môi xuất hiện cục mụn nước, lúc này cô mới hoảng hốt tìm đến bác sĩ da liễu thăm khám.

Không nên dùng chung mỹ phẩm đã qua sử dụng.

 Không nên dùng chung mỹ phẩm đã qua sử dụng.

ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam cho biết, bệnh nhân bị viêm da kích ứng nhiễm herpes do dùng sản phẩm không đảm bảo nguồn gốc.

Nữ sinh được chỉ định dùng ánh sáng trị liệu đồng thời uống thuốc điều trị viêm da tiếp xúc và herpes để ức chế virus.

Herpes simplex (HSV) là loại virus thường gây ra tình trạng nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng nặng như viêm não, viêm màng não, herpes sơ sinh.

Theo bác sĩ Thành, trên bề mặt da chúng ta có thể có virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh. Khi dùng chung các sản phẩm mỹ phẩm, đồ dùng trang điểm hoặc những sản phẩm mỹ phẩm đã qua sử dụng, nguy cơ cao bị lây nhiễm virus, vi khuẩn, nấm tác đông lên làn da bạn, mắc các bệnh như hạt cơm phẳng, herpes da, u mềm lây, viêm kết mạc, nấm da.

Vị bác sĩ chia sẻ, những dụng cụ make up như miếng cọ, bông mút đều là nơi ẩn chứa nhiều hóa chất và virus, nấm, vi khuẩn gây nhiễm bệnh, không nên dùng chung những sản phẩm này, đặc biệt là son môi.

"Chị em hay có thói quen dùng chung son môi, tuy nhiên vùng miệng chúng ta hằng ngày tiếp xúc nhiều với không khí bụi bẩn, đồ ăn thức uống. Môi là vùng bán niêm mạc rất dễ tổn thương, nhiều nguy cơ về bệnh lây, nhiễm trùng nhiễm virus Herpes, vi khuẩn", bác sĩ Thành nói.

Vị chuyên gia da liễu khuyến cáo, chị em không nên dùng chung mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm và không nên sử dụng các sản phẩm thanh lý không rõ nguồn gốc.

Nguyễn Ngoan


Nguồn

Chủ đề: Mỹ phẩm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện
Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm