Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngán thu mua hàng trôi nổi, doanh nghiệp tự đi xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu

Báo Dân ViệtBáo Dân Việt29/03/2025

Để giữ uy tín và đảm bảo chất lượng với đối tác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nông sản hiện nay phải tự đi xây vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu.


Anh Nguyễn Hoàng Cung (Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên, Cần Thơ) đang có một cơ ngơi vùng nguyên liệu trái cây thuộc loại "khủng" với hàng ngàn ha trải dài từ Tây Nguyên xuống miền Tây Nam bộ.

Ngán thu mua hàng trôi nổi, doanh nghiệp tự đi xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Hoàng Cung đã xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu với nhiều ngàn ha. Ảnh: T.Đ

Tự xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu cho ăn chắc

"Năm 2005 tôi làm "con buôn" hay "cò" đi mua bán nông sản. Bởi làm theo tư duy "con buôn" tôi không quan tâm đến chất lượng, mua xong rồi sang tay, chỉ cần có lời. Tôi làm ra tiền khá nhiều, nhưng do tư duy "con buôn" nên tôi "lên bờ xuống ruộng" cũng nhiều bởi trái cây bà con nông dân trồng không đảm bảo chất lượng", anh Cung thổ lộ.

Bây giờ, anh Cung đã có công ty xuất khẩu trái cây sạch thuộc loại bề thế, nên việc đảm bảo chất lượng trái cây với đối tác đặt lên hàng đầu.

Và chính vì thế, lâu nay anh Cung lụi cụi đi xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu chất lượng cho riêng mình nhằm giữ thị trường và uy tín với đối tác. Anh không dám đặt niềm tin thu mua trái cây bên ngoài do nghi ngờ chất lượng.

"Tôi buộc phải chuyển từ tư duy "con buôn" sang tư duy thương nhân", anh Cung chia sẻ.

Tức là, anh Cung đi theo cách riêng, tự quy tụ bà con nông dân xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu với xây dựng chuỗi giá trị cho nông sản, chuyển giao giải pháp sản xuất rồi bao tiêu, thu mua, bán ra thị trường...

"Tất nhiên, tự đi xây vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu thì vất vã hơn đi mua trực tiếp của nông dân. Nhưng được cái chất lượng trái cây mình làm ra yên tâm bán cho đối tác. Ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nông sản rất đáng lo dù có VietGAP, GlobalGAP hay Organic… Bởi mỗi nông dân làm theo mỗi cách khác nhau", anh Cung chia sẻ.

Theo anh Cung, chuẩn VietGAP hay GlobalGAP chỉ là thực hành sản xuất tốt chứ không phải là quy trình sản xuất. Nông dân có thể xài thuốc này, thuốc kia và chờ thời gian cách ly để đảm bảo sản phẩm an toàn khác hoàn toàn quy trình sản xuất để sản phẩm đồng nhất.

"Đối với thương mại quốc tế, điều họ quan tâm là tính đồng nhất từ chất lượng đến mẫu mã của nông sản. Mình có thể làm trái cây ngon hơn Thái Lan nhưng tính đồng nhất không có thì đừng tính chuyện làm ăn lâu dài với quốc tế. Xuất một lô hàng, lỡ may một số trái bị kiểm tra không đúng yêu cầu thì hỏng hết cả lô. Vì thế, xây dựng vùng nguyên liệu cũng là cách xây dựng tính đồng nhất của nông sản.

Cũng như anh Cung, anh N.Q, chủ "chợ nông sản" bán hàng qua mạng cũng phải đi xây dựng vùng nguyên liệu trái cây cho riêng mình. Theo anh Q, anh đã mở "chợ nông sản" bán hàng qua mạng được hơn năm nay.

"Để có trái cây bán tôi đã liên hệ một số bà con nông dân để lấy hàng. Ngồi làm việc, bà con nông dân hăng hái cam kết giao hàng chất lượng, mẫu mã đẹp. Thế nhưng, đến khi giao hàng xong, tôi bị khách hàng mắng vốn quá trời, vì chất lượng trái cây không như cam kết", anh Q. than thở.

Thế là, để duy trì "chợ nông sản", và đảm bảo uy tín với khách hàng, anh Q. buộc lòng phải đi xây dựng vùng nguyên liệu trái cây.

Theo anh Q, hiện anh đã liên kết với một số người bạn thành lập HTX nông nghiệp với diện tích 14ha để trồng các loại cây ăn trái. Trong đó, anh Q. góp 2ha.

"Tôi buộc phải xây dựng vùng nguyên liệu trái cây chất lượng nếu muốn duy trì làm ăn. Mua trái cây trôi nổi bên ngoài tôi ngán quá", anh Q. bộc bạch.

Xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu để vượt kiểm duyệt

Ngán thu mua hàng trôi nổi, doanh nghiệp tự đi xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu- Ảnh 3.

Cần xây dựng vùng nguyên liệu trái cây xuất khẩu cho trái sầu riêng. Ảnh: T.Đ

Có thể thấy, 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2024. Cục Hải quan Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2024, đạt hơn 686 triệu USD.

Xuất khẩu rau quả giảm mạnh nguyên nhân là do Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất vàng O (BasicYellow 2 – BY2), Cadimi trên sầu riêng. Ngoài sầu riêng, trái mít và thanh long cũng nằm trong danh sách siết chặt kiểm tra dư lượng hóa chất.

Điều đáng lo, không chỉ thị trường Trung Quốc, nhiều thị trường khác cũng đang siết chặt tiêu chuẩn nhập khẩu. Theo đó, Mỹ cấm 7 hoạt chất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, yêu cầu mã số vùng trồng, mã số đóng gói do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. Trong khi đó, châu Âu cũng tăng tỷ lệ kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại trái cây từ 10% lên 20%.

Mặc dù tình hình siết chặt chất lượng trái cây của các thị trường nước ngoài là như vậy, tuy nhiên theo anh Cung, anh không đáng lo với mình.

"Hiện, tôi đã xây dựng chuỗi giá trị trái cây từ câu chuyện xuất khẩu. Nếu đối tác đặt làm ngay 100 hay 1.000 container nông sản tôi đều có để cung cấp, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu", anh Cung quả quyết.



Nguồn: https://danviet.vn/ngan-thu-mua-hang-troi-noi-doanh-nghiep-tu-di-xay-dung-vung-nguyen-lieu-trai-cay-xuat-khau-20250329074532727.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm