Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nhiều công trình, dự án phát triển hạ tầng

BDK - Qua 16 năm triển khai, với số tiền tài trợ lên đến hàng chục triệu USD, các dự án (DA) DBRP, AMD và CSAT của IFAD đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh. Đặc biệt, các DA này đã giúp vùng nông thôn tại tỉnh có thêm nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật. Từ đó, chất lượng cuộc sống của hàng ngàn hộ gia đình, đặc biệt là những hộ nghèo ở khu vực nông thôn được cải thiện và nâng cao.

Báo Bến TreBáo Bến Tre04/04/2025

Công trình Đê bao kết hợp giao thông ấp Tân An - Tân Hậu 1, xã Tân Trung (Mỏ Cày Nam) được xây dựng bằng vốn Dự án AMD.

Đầu tư cho nông thôn

Ông Ngô Văn Dũng - người dân trong vùng DA, hưởng lợi từ công trình Đê bao kết hợp giao thông ấp Tân An - Tân Hậu 1 (xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam) bày tỏ: “Tuyến giao thông kết hợp đê bao ấp Tân An - Tân Hậu 1 hoàn thành vào năm 2020, đã phát huy hiệu quả. Hiện tại các vườn dừa của chúng tôi sản lượng từ 30 - 40 trái/công đất, nay tăng lên 100 - 150 trái/công đất, giá dừa cũng tốt hơn, do dễ vận chuyển...”. 

Công trình Đê bao kết hợp giao thông ấp Tân An - Tân Hậu 1, với chiều dài hơn 1,6km, được DA thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại Bến Tre (AMD) hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng bê-tông hóa. Công trình đưa vào sử dụng năm 2020, với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng, trong đó, người dân đối ứng 450 triệu đồng, còn lại là vốn của DA AMD tài trợ. Chủ tịch UBND xã Tân Trung Lê Văn Dũng chia sẻ: “Từ khi xây dựng, con đường giúp ngăn mặn, trữ ngọt. Mặt đường rộng, xe từ 4 - 16 bánh lưu thông thuận tiện. Chính quyền địa phương ghi nhận đời sống bà con vùng DA ngày càng cải thiện nhờ sản lượng dừa tăng lên, giá dừa tốt hơn”.

Theo thống kê của IFAD, DA AMD triển khai từ năm 2014 - 2020 tại 30 xã thuộc 8 huyện của tỉnh đã có những tác động tích cực đến đời sống người dân vùng nông thôn. Tổng kinh phí của DA trong giai đoạn này là 24,66 triệu USD, gồm: vốn vay IFAD 11 triệu USD, viện trợ không hoàn lại 6 triệu USD, đóng góp từ Chính phủ Việt Nam 3,78 triệu USD, đóng góp từ người hưởng lợi 3,88 triệu USD.

Kết thúc DA AMD, theo đánh giá của IFAD, tổng số người hưởng lợi từ DA là 217.914 người. Trong đó, có 27.206 phụ nữ, 13.174 người nghèo. Đáng chú ý, chỉ riêng nội dung “Quỹ đầu tư cấp xã” của DA đã thực hiện được 71 công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ của xã, giúp giảm rủi ro và thích ứng với BĐKH. 71 công trình nói trên, quy ra số sản phẩm, thu được: tổng cộng 51km đường và đường kết hợp đê bao; 18km đê bao; 3km kênh thủy lợi; 1 kè gia cố; 8 cống; 3 hệ thống cấp nước với tổng chiều dài 43km; 2 hệ thống thoát nước, với tổng chiều dài 2,3km. Đồng thời, DA còn trang bị 1.228 bồn chứa nước sinh hoạt cho 10 xã DA chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt xâm nhập mặn cuối năm 2015 đầu năm 2016. Có 13.079 hộ hưởng lợi trực tiếp và 11.443 hộ hưởng lợi gián tiếp.

Tiếp tục tài trợ

Từ năm 2008 đến nay, tỉnh được Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ qua 3 giai đoạn: DA Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn (DBRP) giai đoạn 2008 - 2014; DA AMD giai đoạn 2014 - 2020 và DA Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng BĐKH tại tỉnh (CSAT) giai đoạn 2023 - 2027. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành 2 DA, 1 DA đang triển khai thực hiện.

Theo ghi nhận của IFAD ở giai đoạn 2008 - 2014, đối với DA DBRP triển khai tại tỉnh, tổng kinh phí thực hiện 22,1 triệu USD (74% vốn vay IFAD, 11% đóng góp từ Chính phủ Việt Nam, còn lại là đóng góp của người hưởng lợi). Mục tiêu của DA nhằm cải thiện cuộc sống cho người nghèo nông thôn theo hướng bền vững, tăng cường khả năng tham gia vào hoạt động kinh doanh. Một trong những nội dung giúp tỉnh phát triển hạ tầng vùng nông thôn từ DA DBRP là Quỹ đầu tư cấp xã (CIF). Bởi, 90% Quỹ CIF được dùng để xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 432 công trình. Cụ thể, có 344,8km đường nông thôn, 505m cầu, 15.219m2 xây dựng chợ, 5.100m kênh thủy lợi. Các công trình này phục vụ cho 284.898 người.

Không dừng lại ở đó, từ năm 2023 - 2027, DA CSAT của IFAD tiếp tục giúp vùng nông thôn của tỉnh khởi sắc, với mục tiêu: Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL tại tỉnh, theo Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. IFAD tiếp tục rót vốn cho tỉnh, với tổng kinh phí 27 triệu USD, trong đó, vốn vay IFAD 17 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại 4,5 triệu USD; vốn đối ứng của địa phương 5,5 triệu USD.

DA CSAT đã và đang đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng thích ứng với BĐKH cho tỉnh như: đường, cầu, cống, nạo vét kênh, đê bao, đê bao kết hợp giao thông... Đến nay, có 35 công trình hoàn thành năm 2023, 30 công trình năm 2024 đang triển khai và 13 công trình năm 2025 đang được chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để triển khai.

“Các DA của IFAD đã giúp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Qua đó, góp phần giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Trong chiến lược tới, kiến nghị IFAD quan tâm tài trợ vốn xây dựng hạ tầng để phát triển kinh tế biển tại Việt Nam, trong đó có Bến Tre để tỉnh mở rộng không gian phát triển…”.

(Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn) 

Bài, ảnh: Thạch Thảo

Nguồn: https://baodongkhoi.vn/nhieu-cong-trinh-du-an-phat-trien-ha-tang-04042025-a144665.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những làng quê đáng sống
Hang Sơn Đoòng lọt top điểm đến 'siêu thực' như ở hành tinh khác
Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm