Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện có 27 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, củng cố các tiêu chí trong xây dựng NTM.

Báo Hà TĩnhBáo Hà Tĩnh11/05/2025


Thành lập từ năm 2016, đến nay, Hợp tác xã (HTX) Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng (TDP Tiến Thắng, phường Kỳ Ninh) đã có 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao: nước mắm, cá mờm rim lạc, sứa và ruốc nêm.

bqbht_br_ag7a5637.jpg

bqbht_br_ag7a5666.jpg

bqbht_br_ag7a5636.jpg

Sản phẩm nước mắm Luận Nghiệp được công nhận đạt hạng 4 sao OCOP.

Bà Phạm Thị Luận - Giám đốc HTX Thu mua và chế biến thuỷ hải sản Chiến Thắng cho biết: “Tham gia Chương trình OCOP, các sản phẩm của hợp tác xã được đánh giá thông qua bộ tiêu chí chặt chẽ, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu cao của người tiêu dùng. Mỗi năm, HTX thu mua khoảng 100 tấn cá cơm của bà con ngư dân Kỳ Ninh để chế biến khoảng 50.000 - 60.000 lít nước mắm các loại. Cơ sở đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với với mức lương 5 - 7 triệu đồng/người/tháng…”.

Được biết, sau 6 năm triển khai, Kỳ Ninh hiện là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất TX Kỳ Anh với 8 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao và 4 sao. Những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của phường không chỉ được tiêu thụ tại địa phương mà đã có mặt tại thị trường trong và ngoài nước.

bqbht_br_4.jpg

Đoàn khảo sát của Văn phòng NTM Trung ương kiểm tra mô hình sản xuất nước mắm ở phường Kỳ Ninh.


Đặc biệt, chương trình OCOP đã mang đến làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của người dân khu vực nông thôn, từ đó, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Kỳ Ninh (năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 64 triệu đồng/người).

Kỳ Ninh là địa phương đầu tiên của thị xã Kỳ Anh được công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao (2021). Trên nền tảng vững chắc này, địa phương đã sớm hoàn thành 18/18 tiêu chí để trở thành phường từ 1/1/2025.

146d5075659t41629l0.png

Sản phẩm nấm bào ngư Thương Huyền được công nhận đạt 3 sao OCOP vào năm 2022.

Để hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, xã Kỳ Hoa chọn sản phẩm nấm bào ngư của Cơ sở sản xuất nấm Thương Huyền (thôn Hoa Trung) để xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương.


Bà Phạm Thị Thương Huyền - Cơ sở sản xuất nấm Thương Huyền cho biết: “Nhận thấy chương trình OCOP là bước đi quan trọng trong việc nâng tầm sản phẩm, từ năm 2021, dưới sự hỗ trợ của thị xã và xã Kỳ Hoa, cơ sở chúng tôi đã tiến hành xây dựng quy trình đạt chuẩn OCOP, đến năm 2022 sản phẩm nấm bào ngư được công nhận đạt 3 sao. Với quy trình nuôi trồng nấm khép kín, đảm bảo chất lượng, giá mỗi kg nấm dao động từ 30 - 40 nghìn đồng, trung bình mỗi tháng sau khi trừ chi phí, chúng tôi thu lợi nhuận khoảng từ 30-40 triệu đồng… Có thể nói, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm thông qua chương trình OCOP không chỉ là hướng đi phát triển bền vững của cơ sở mà còn góp phần cùng địa phương xây dựng các tiêu chí xây dựng NTM”.

146d2190342t11214l0.jpg

bqbht_br_ag7a3658-copy-8951.jpg

bqbht_br_z6561761296139-0d53366412fc291884f844231766304e-copy.jpg

Với tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, thị xã Kỳ Anh đã phát triển các sản phẩm OCOP mang nét đặc trưng riêng.

Thị xã Kỳ Anh là địa phương có nhiều đặc sản tiêu biểu, nhất là các sản vật từ biển, vì thế các sản phẩm OCOP mang đặc trưng của vùng đất phía Nam Hà Tĩnh qua từng năm đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Sau hơn 6 năm triển khai (2019) Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn TX Kỳ Anh đã có 27 sản phẩm OCOP, trong đó, có 3 sản phẩm 4 sao và 23 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm nổi tiếng được khách hàng ưa chuộng như: Nước mắm Luận Nghiệp, nước mắm Nhất Ninh (phường Kỳ Ninh); chả cá thu Sơn Phương (xã Kỳ Lợi); giò chả Chín Hồng, nấm đông trùng hạ thảo Hưng Hà Vân (phường Hưng Trí)…


Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chính vì vậy, chương trình OCOP được coi là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới ở thị xã Kỳ Anh thời gian qua.

Sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp, HTX, chủ thể sản xuất cộng với cách làm sáng tạo, quyết liệt của thị xã Kỳ Anh trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị ở trên địa bàn. Đây chính là “đòn bẩy” để thị xã Kỳ Anh tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng tiêu chí huyện nông thôn mới, qua đó giúp người dân không chỉ thoát nghèo bền vững mà có chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn...

Ông Phan Văn Quang – Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh


Nguồn: https://baohatinh.vn/phat-trien-san-pham-ocop-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi-post287529.html


Bình luận (0)

No data
No data

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm