Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Quân sự thế giới hôm nay (5-5): Triều Tiên sản xuất hàng...

Quân sự thế giới hôm nay (5-5) có những nội dung sau: Triều Tiên sản xuất hàng loạt bệ phóng tên lửa KN-25; máy bay chiến đấu J-10C của Pakistan chế áp điện tử máy bay Rafale của Ấn Độ; Mỹ sẽ gửi thêm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.

Báo Đắk NôngBáo Đắk Nông05/05/2025

Triều Tiên sản xuất hàng loạt bệ phóng tên lửa KN-25

Theo những hình ảnh mới nhất được công bố trên mạng xã hội ngày 3-5, Triều Tiên đã bắt đầu sản xuất hàng loạt KN-25, một trong những hệ thống phóng tên lửa mạnh nhất thế giới.

Hệ thống phóng tên lửa KN-25 được trang bị tên lửa dẫn đường có khả năng tấn công mục tiêu cách xa 380km. Đây là sự kết hợp giữa hệ thống tên lửa phóng loạt truyền thống và tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kiểm tra dây chuyền sản xuất hệ thống phóng tên lửa KN-25 trong bối cảnh Triều Tiên đang nỗ lực mở rộng khả năng tấn công chính xác tầm xa. Ảnh: armyrecognition.com

KN-25 được triển khai theo hai cấu hình: Phiên bản khung gầm bánh xích, hiện đang được sản xuất hàng loạt, bao gồm 6 ống phóng được sắp xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 3 ống phóng tên lửa 600mm; và phiên bản xe vận chuyển kèm bệ phóng bánh lốp được trang bị 4 ống phóng, được tối ưu hóa cho khả năng cơ động trên đường bộ tốc độ cao.

Hệ thống KN-25 cho phép Triều Tiên tấn công các mục tiêu quân sự như sân bay, trung tâm chỉ huy và kiểm soát, trung tâm hậu cần, các cơ sở radar và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của đối phương.

Việc đưa KN-25 vào sản xuất hàng loạt cho thấy KN-25 không còn là nguyên mẫu hay bệ phóng thử nghiệm quy mô hạn chế nữa, mà đã trở thành trụ cột trung tâm của học thuyết pháo binh hiện đại của Bình Nhưỡng, tạo bước nhảy vọt đáng kể về cả sức mạnh răn đe và khả năng tấn công.

Máy bay chiến đấu J-10C của Pakistan chế áp điện tử máy bay Rafale của Ấn Độ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif vừa đưa ra một tuyên bố rằng 4 máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Ấn Độ đã bị lực lượng Pakistan gây nhiễu điện tử vào cuối tháng 4 gần khu vực biên giới, buộc phải rút lui và hạ cánh khẩn cấp ở Srinagar.

Theo vị bộ trưởng này, Không quân Pakistan đã triển khai máy bay chiến đấu Chengdu J-10C do Trung Quốc sản xuất, được hỗ trợ bởi hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, để phá vỡ hệ thống radar và liên lạc của Rafale. Phía Ấn Độ vẫn chưa xác nhận thông tin nói trên.

Một chiếc máy bay chiến đấu đa năng một động cơ J-10C. Ảnh: PAF 

Trang Bulgarian Military thông tin, Chengdu J-10C là máy bay chiến đấu đa năng một động cơ do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô của Trung Quốc phát triển. J-10C được giới thiệu với Không quân Pakistan vào tháng 3-2022 sau khi Ấn Độ mua 36 máy bay phản lực Rafale của Pháp.

Được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10B, máy bay chiến đấu J-10C có thể đạt tốc độ Mach 1.8 (hơn 2.200km/giờ), phạm vi hoạt động khoảng 2.011km với thùng nhiên liệu ngoài. Radar mảng pha quét điện tử chủ động cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu được cải thiện cho máy bay.

Máy bay J-10C được trang bị các loại vũ khí không đối không và không đối đất, bao gồm tên lửa tầm xa PL-15 có tầm bắn hơn 193km, và tên lửa tầm ngắn có đầu dẫn hồng ngoại tiên tiến PL-10.

Trong khi có rất ít chi tiết cụ thể về bộ tác chiến điện tử của J-10C, các nhà phân tích quốc phòng cho rằng máy bay có thể kết hợp các hệ thống tương tự như KG300G hoặc KG600, các máy gây nhiễu do Trung Quốc phát triển có khả năng can thiệp vào hệ thống radar và liên lạc của đối phương. Các hệ thống này có thể sử dụng kỹ thuật bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số, cho phép chúng ghi lại và thao túng các tín hiệu radar đến, tạo ra các mục tiêu giả hoặc áp đảo các cảm biến của đối phương. Các khả năng như vậy sẽ rất quan trọng trong việc chống lại các hệ thống phòng thủ tinh vi của Rafale, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA, được thiết kế để bảo vệ máy bay khỏi nhiều mối đe dọa.

* Mỹ sẽ gửi thêm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine

The New York Times ngày 4-5 dẫn nguồn một số quan chức Mỹ đưa tin, hệ thống phòng không Patriot đang đặt tại Israel sẽ được chuyển giao cho Ukraine vào mùa hè này sau quá trình bảo dưỡng.

Các nguồn tin đã từ chối cung cấp thông tin chi tiết về lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump về quyết định này.

Binh lính Israel chạy khỏi bệ phóng Patriot khi chuẩn bị phóng tên lửa tại thị trấn Gadera, Israel. Ảnh: Getty 

Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không di động được thiết kế để chống lại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay tiên tiến. Mỗi khẩu đội thường bao gồm một radar mảng pha, một trạm chỉ huy và điều khiển và tối đa 8 bệ phóng, mỗi bệ có khả năng chứa 4 tên lửa. Hệ thống tên lửa này có tầm bắn và độ chính xác được cải thiện.

Radar của hệ thống có thể theo dõi cùng lúc 100 mục tiêu và có phạm vi hoạt động khoảng 161km.

Hệ thống được chuyển giao từ Israel là một biến thể chuyên biệt, được gọi là MIM-104D “Yahalom”. Israel đã nâng cấp hệ thống Patriot của mình để xử lý tốt hơn máy bay không người lái bay thấp, đạn dẫn đường chính xác và tên lửa tầm ngắn. Các cải tiến phần mềm giúp cải thiện khả năng phân biệt mục tiêu, cho phép hệ thống phân biệt giữa mồi nhử và mối đe dọa thực sự, và được tối ưu hóa để phản ứng nhanh trong môi trường chiến đấu cường độ cao.

Hiện Ukraine đang vận hành 8 hệ thống Patriot và 2 trong số đó đang được bảo dưỡng.

MAI HƯƠNG (tổng hợp)

* Chuyên mục Quân sự thế giới hôm nay trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử gửi tới bạn đọc thông tin mới nhất về các hoạt động an ninh, quốc phòng quân sự thế giới trong 24 giờ qua.

Nguồn: https://baodaknong.vn/quan-su-the-gioi-hom-nay-5-5-trieu-tien-san-xuat-hang-loat-be-phong-ten-lua-kn-25-251456.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những đảo chè xanh mát
29 công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027
Xem lại màn bắn pháo hoa đêm 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước trên bầu trời TPHCM
Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm