Bên cạnh chính sách, mục tiêu quản trị cùng những thành tựu có thể đo lường được trong hoạt động tài trợ bền vững, Global Finance đánh giá cao SHB trong các dự án trách nhiệm cộng đồng, nổi bật có thể kể đến chương trình “Hỗ trợ giảm thiểu tác động của COVID-19 cho doanh nghiệp phụ nữ làm chủ” do ADB tài trợ. Đến hết năm 2022, SHB dẫn đầu trong số 5 ngân hàng tham gia dự án với tổng số tiền viện trợ không hoàn lại từ ADB để hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng lên tới 1,7 triệu USD USD.

SHB cũng được tạp chí Asiamoney và tạp chí FinanceAsia trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất Việt Nam” cho những tác động tích cực liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị. Tại Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững do Hiệp hội môi trường Việt Nam tổ chức, SHB nằm trong Top 10 doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững, đồng thời là Top 10 Ngân hàng thu xếp vốn đầu tư hiệu quả cho các dự án năng lượng Việt Nam giai đoạn 2017-2021 do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vinh danh…
Đẩy mạnh dòng vốn xanh, SHB đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước Là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng nói chung và SHB nói riêng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn cho mục tiêu phát triển bền vững, tích cực đồng hành cùng Chính phủ hướng đến mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu. Với vị thế là ngân hàng TMCP tư nhân trong top 4, luôn đồng hành cùng sự phát triển bền vững của đất nước, thời gian qua, SHB chú trọng đẩy mạnh tài trợ vốn trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp, đặc biệt là đầu tư các dự án năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho các vùng trọng điểm trên cả nước. “2 năm liên tiếp, vượt qua 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Á – Thái Bình Dương để chiến thắng giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất”, SHB đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong việc đáp ứng, tuân thủ theo các hướng dẫn về thúc đẩy tín dụng xanh như Hướng dẫn của IFC và NHNN thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng; trên cơ sở đó xây dựng Quy định Quản lý rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng”, đại diện SHB chia sẻ. SHB áp dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro môi trường xã hội với nhiều tiêu chí khắt khe do Ngân hàng Nhà nước và IFC ban hành. Do đó, các dự án được cấp vốn phải đáp ứng các điều kiện khắt khe theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Không chỉ hỗ trợ về vốn, SHB cũng đồng hành với chủ dự án thông qua tư vấn an toàn kỹ thuật, xây dựng năng lực… góp phần giúp khách hàng đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức quốc tế, cung cấp các chương trình tài trợ carbon, chương trình đào tạo, bảo lãnh khoản vay. “Chúng tôi đặt mục tiêu tín dụng xanh tại SHB trong vòng 5 năm tới sẽ chiếm 10% trên tổng dư nợ của ngân hàng. Đây là một mục tiêu khá thách thức, song khẳng định cam kết bền vững của SHB với chiến lược phát triển lâu dài, ổn định, hưởng ứng các chính sách của quốc gia, cùng với lời cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị COP26, đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050”, đại diện SHB nhấn mạnh.
Bình luận (0)