Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tại sao trận động đất ở Myanmar lại mạnh và rộng lớn đến vậy?

(CLO) Trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra vào chiều 28/3 tại Myanmar gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm cả Thái Lan, là kết quả của các hoạt động kiến tạo mảng phức tạp trong khu vực.

Công LuậnCông Luận29/03/2025

Myanmar nằm trên ranh giới giữa mảng Ấn Độ và mảng Á - Âu, nơi hai mảng này có sự tương tác mạnh mẽ. Mảng Ấn Độ liên tục di chuyển về phía bắc với tốc độ khoảng 5 cm mỗi năm, va chạm trực tiếp vào mảng Á - Âu.

Sự chuyển động này tạo ra áp lực khổng lồ, làm biến dạng lớp vỏ Trái đất và hình thành các đứt gãy lớn trong khu vực. Khi áp lực tích tụ trong hàng chục hoặc hàng trăm năm đạt đến mức giới hạn, năng lượng bị giải phóng đột ngột, gây ra các trận động đất.

tai sao tran dong dat o myanmar lai manh va rong lon den vay hinh 1

Bản đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar. Vùng màu đỏ và cam là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất, tập trung dọc theo đứt gãy chính. Dấu sao đen trên bản đồ là vị trí tâm chấn của trận động đất, gần thành phố Mandalay. Ảnh: USGS

Trận động đất mới nhất có tâm chấn gần đứt gãy Sagaing, một trong những đứt gãy lớn nhất Đông Nam Á. Đứt gãy này kéo dài khoảng 1.200 km từ bắc xuống nam Myanmar, chạy qua nhiều thành phố lớn như Mandalay và Yangon.

Đây là một đứt gãy trượt ngang, nơi hai khối đất di chuyển theo phương ngang. Sự dịch chuyển đột ngột dọc theo đứt gãy này là nguyên nhân trực tiếp gây ra trận động đất vừa qua.

Nhiều nghiên cứu địa chất đã chỉ ra rằng đứt gãy Sagaing có tốc độ trượt khoảng 18 - 20 mm mỗi năm, cho thấy khu vực này có nguy cơ cao xảy ra động đất mạnh. Lịch sử từng ghi nhận nhiều trận động đất kinh hoàng tại Myanmar liên quan đến đứt gãy này, điển hình là trận động đất 7,3 độ richter tại Bago năm 1930 khiến ít nhất 550 người thiệt mạng.

Trận động đất hôm 28/3 có độ sâu khoảng 10 km, thuộc loại động đất nông. Những trận động đất ở độ sâu này thường gây ảnh hưởng rộng lớn vì năng lượng không bị hấp thụ nhiều khi truyền qua lớp vỏ Trái đất, dẫn đến rung chấn mạnh trên bề mặt. Đây là lý do khiến không chỉ Myanmar mà nhiều khu vực xa hơn, bao gồm cả Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc cũng cảm nhận được rung lắc dữ dội.

Các chuyên gia cảnh báo rằng sau trận động đất chính, khu vực này có thể tiếp tục xuất hiện các dư chấn mạnh trong những ngày hoặc tuần tới. Những dư chấn này có thể gây sạt lở đất, hư hại thêm các công trình yếu và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ngọc Ánh (theo USGS, AJ, Nautil)

Nguồn: https://www.congluan.vn/tai-sao-tran-dong-dat-o-myanmar-lai-manh-va-rong-lon-den-vay-post340576.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm