Liên quan đến việc xây dựng Luật TMĐT, thời gian qua, Bộ Công Thương đã xây dựng 5 bộ tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật TMĐT gồm: Hồ sơ xây dựng luật, báo cáo đánh giá tác động, báo cáo tổng kết thực thi pháp luật hiện hành, báo cáo đề xuất chính sách.
Các tài liệu này đã được đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương từ ngày 17/1/2025 để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành, xác định các nội dung cần thiết cần bổ sung hoàn thiện để hoạch định chính sách về TMĐT trong thời gian tới, Bộ Công Thương xác định 5 nhóm chính sách lớn gồm: Bổ sung và thống nhất các khái niệm theo quy định pháp luật hiện hành. Quy định các hình thức hoạt động TMĐT, các chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT, quyền và nghĩa vụ liên quan với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót các mô hình hoạt động TMĐT và các chủ thể tham gia; đảm bảo minh bạch về thẩm quyền, rõ ràng về giới hạn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT.
Quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại với mục tiêu đối xử công bằng đối với các loại hình cung cấp dịch vụ tin cậy; nhanh chóng phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hợp đồng điện tử. Quy định về xây dựng, phát triển TMĐT nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy phát triển TMĐT; thúc đẩy TMĐT phát triển xanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế hiệu quả, tạo giá trị cho cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội công bằng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Bộ Công Thương cũng đã lấy ý kiến các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố đối với hoạt động tổng kết thi hành pháp luật TMĐT, đánh giá toàn diện tác động chính sách Luật TMĐT, rà soát pháp luật quốc tế và cam kết quốc tế có nội dung liên quan đến lĩnh vực TMĐT.
Nguồn: https://baophuyen.vn/kinh-te/202504/tham-van-ve-luat-thuong-mai-dien-tu-7481371/
Bình luận (0)