Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thỏa thuận khoáng sản mới: Mỹ đòi hỏi thêm gì mà khiến Ukraine lo lắng?

(CLO) Một đề xuất mới của Mỹ về thỏa thuận khoáng sản với Ukraine đã thay đổi đáng kể các điều khoản để có lợi hơn cho Washington và vẫn không cung cấp bảo đảm an ninh cho Kiev, theo phía Ukraine cho biết.

Công LuậnCông Luận29/03/2025

Tổng thống Ukaine Volodymyr Zelenskyy cho biết đề xuất mới cho phép Mỹ tiếp cận các khoáng sản quan trọng của Ukraine khác đáng kể so với dự thảo trước đó do Washington đề xuất, theo hãng thông tấn Interfax-Ukraine đưa tin.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, ông Zelenskyy nhấn mạnh rằng đề xuất đã được chính thức đệ trình lên văn phòng của ông sẽ được so sánh với các kế hoạch trước đó đã chia sẻ với Phó Thủ tướng Yuliia Svyrydenko trong các cuộc đàm phán song phương với các quan chức Hoa Kỳ.

“Khung thỏa thuận đã thay đổi. Chúng ta hãy nghiên cứu khung này, rồi chúng ta có thể nói chuyện”, ông phát biểu tại một cuộc họp báo ở Kiev.

thoa thuan khoang san moi my doi hoi them gi ma khien ukraine lo lang hinh 1

Tổng thống Ukaine Volodymyr Zelenskyy. Ảnh: X/Zelenskyy

Nhiều hãng truyền thông lớn trên thế giới như Bloomberg, Reuters và FT đã tiết lộ những thông tin chi tiết mới về phiên bản mới nhất của thỏa thuận mà Nhà Trắng đưa ra, bao gồm các điều khoản cho phép Mỹ giành quyền kiểm soát chưa từng có đối với các nguồn tài nguyên của Ukraine thông qua một quỹ đầu tư chung.

Theo dự thảo, hội đồng quản trị của quỹ sẽ bao gồm năm thành viên: ba người do Hoa Kỳ bổ nhiệm và hai người do Ukraine bổ nhiệm. Trên thực tế, điều này sẽ trao cho Washington quyền phủ quyết hiệu quả đối với các quyết định quan trọng liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên mới.

Đường bộ, đường sắt, cảng, mỏ, dầu khí và khai thác các khoáng sản quan trọng đều nằm trong phạm vi của cơ cấu mới.

Ukraine sẽ có nghĩa vụ phải trình tất cả các dự án mới lên quỹ để xem xét "sớm nhất có thể", theo Bloomberg đưa tin. Nếu dự án bị từ chối, Ukraine sẽ không thể cung cấp cho các bên khác với các điều kiện "tốt hơn đáng kể".

Ngoài ra, Mỹ sẽ có quyền thu được toàn bộ lợi nhuận từ quỹ và lợi nhuận hàng năm là 4% cho đến khi viện trợ quân sự và tài chính đã cung cấp cho Ukraine được thu hồi đầy đủ. Viện Kinh tế Thế giới Kiel ước tính sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trị giá 114 tỷ euro kể từ khi nước này xung đột với Nga vào năm 2022.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine cũng cho biết Kiev sẽ không công nhận khoản viện trợ quân sự đã được Hoa Kỳ chấp thuận trước đó cho đất nước ông là khoản vay cần phải trả lại. “Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ, nhưng đây không phải là khoản tín dụng và chúng tôi sẽ không cho phép nó được coi như vậy”, ông nói.

Theo Svitlana Taran, một nhà phân tích chính sách tại Trung tâm Chính sách Châu Âu (EPC), đánh giá: "Các điều khoản đã thỏa thuận trong các phiên bản trước đã cân bằng với lợi ích của Ukraine. Bây giờ, nó lại mất cân bằng theo hướng có lợi cho Hoa Kỳ".

Tuy nhiên, ông Trump đã nói rằng một thỏa thuận khoáng sản sẽ giúp đảm bảo một thỏa thuận hòa bình bằng cách trao cho Hoa Kỳ một cổ phần tài chính trong tương lai của Ukraine. Ông cũng coi đó là cách của Mỹ để kiếm lại một số trong hàng trăm tỷ đô la mà họ đã trao cho Ukraine dưới dạng viện trợ tài chính và quân sự trong 3 năm chiến sự vừa qua.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia James Hewitt cho biết: "Thỏa thuận khoáng sản này mang đến cho Ukraine cơ hội hình thành mối quan hệ kinh tế lâu dài với Hoa Kỳ, đây chính là nền tảng cho an ninh và hòa bình lâu dài".

Hoàng Hải (theo Interfax, WP, AJ)

Nguồn: https://www.congluan.vn/thoa-thuan-khoang-san-moi-my-doi-hoi-them-gi-ma-khien-ukraine-lo-lang-post340563.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm