Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Dư nợ tín dụng 4 tháng tăng 2,62%

Lần đầu tiên tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vượt mốc 4 triệu tỷ đồng.

Thời báo Ngân hàngThời báo Ngân hàng13/05/2025

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 đánh giá tín dụng đang tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ lực của thành phố - Ảnh: Đình Hải
Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 đánh giá tín dụng đang tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ lực của thành phố - Ảnh: Đình Hải

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 4/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 4.046 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so với cuối năm 2024 và tăng mạnh 12,78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là lần đầu tiên quy mô tín dụng trên địa bàn vượt ngưỡng 4 triệu tỷ đồng - một dấu mốc quan trọng, phản ánh tín hiệu tích cực từ nội lực của nền kinh tế cũng như hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

So với cùng kỳ các năm gần đây, tín dụng trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng mạnh hơn đáng kể, gấp đôi mức tăng 1,31% của 4 tháng đầu năm 2024 và cao hơn đáng kể so với mức tăng cùng kỳ của năm 2023 ở mức 1,72%.

Đánh giá nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ông Lệnh cho biết môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cùng với cơ chế, chính sách tiền tệ tín dụng phù hợp, linh hoạt là những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, chính sách lãi suất thấp đã và đang phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, mở rộng sản xuất kinh doanh sau giai đoạn khó khăn.

“Hiệu quả của các chính sách điều hành không chỉ giúp khơi thông dòng vốn tín dụng mà còn thúc đẩy hoạt động ngân hàng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và kinh tế đất nước nói chung”, ông Lệnh nói.

Một điểm đáng chú ý là dòng vốn tín dụng tiếp tục hướng đến khu vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các nhóm ngành dịch vụ chủ lực - vốn là động lực tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh.

Cụ thể, tín dụng riêng đối với 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu (có đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh), bao gồm: thương mại, du lịch, truyền thông, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, tài chính, nghệ thuật - giải trí... đã đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn; mức dư nợ này tăng trên 3,6% so với cuối năm 2024.

Số liệu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 cũng cho thấy sự cải thiện về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế - một yếu tố then chốt để mở rộng tín dụng bền vững. Khi dòng vốn tín dụng đi đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ hiệu quả, điều đó không chỉ góp phần ổn định hệ thống ngân hàng mà còn tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế chung.

“Quá trình tăng trưởng tín dụng hiện nay gắn liền với phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Nếu nền kinh tế tiếp tục duy trì khả năng hấp thụ vốn tốt, tín dụng sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Lệnh nhấn mạnh.

Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tp-ho-chi-minh-du-no-tin-dung-4-thang-tang-262-164103.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang
Những điểm du lịch Ninh Bình không thể bỏ qua

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm