Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trẻ cần có kỹ năng phòng vệ trước người lạ

(PLVN) - Vài năm trở lại đây đã xảy ra không ít vụ người lạ bắt cóc trẻ em. Điều này cho thấy, cha mẹ, nhà trường không chỉ cần quan tâm đến sự an toàn mà còn phải dạy trẻ tự vệ như một kỹ năng, đó là cách để trẻ chủ động giữ an toàn cho bản thân, cũng như định hình và xây dựng những phẩm chất tốt.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam26/04/2025


Đối tượng bắt cóc ngày càng manh động, liều lĩnh

Mới nhất, vụ một học sinh ở Hải Phòng bị bắt cóc khiến cộng đồng hoang mang. Cụ thể, tại một trường mầm non ở Hải Phòng, vào buổi chiều tan học, một em học sinh đã bị người lạ bắt cóc đưa đi. Cô giáo trông lớp cho biết, khi đối tượng đến xin đón trẻ, cháu bé không có biểu hiện bất thường trước người lạ và cũng tỏ ra rất mừng rỡ khi có người đến đón. Tới lúc gia đình học sinh đến mới phát hiện em bị người lạ đưa đi. Sau đó, nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc, gia đình đã tìm được em học sinh. Đối tượng bắt cóc khẳng định không quen gia đình học sinh này.

Thời gian qua, trên một số fanpage, một tài khoản tên N đã chia sẻ lại cảnh quay camera trong nhà. Cụ thể, khi người lớn trong gia đình vừa ra khỏi nhà, chỉ còn hai cháu bé 4 tuổi và 15 tuổi, một kẻ lạ mặt (đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai) đã trực bên ngoài từ trước, bình thản vào nhà. May mắn, em trai chị N vừa về đến nhà, kẻ lạ mặt nói tìm sai địa chỉ, rồi vội vàng đi ra.

Một vụ việc khác, cuối năm 2023, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã xét xử sơ thẩm vụ án bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tuyên phạt bị cáo N.T.S, ngụ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 15 năm tù. S là đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em, là con của một người bạn thân. Vào ngày xảy ra vụ việc, S đến đón con gái (đang học lớp 3) tại trường và xin đón luôn con của bạn thân. Biết hai gia đình thân nhau, cô giáo đồng ý. Do nợ nần, S đã bắt cóc cháu bé, rồi đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng. Cháu bé sau đó được giải cứu thành công.


Dù các phụ huynh ngày nay có ý thức cảnh giác hơn nhưng các đối tượng bắt cóc trẻ em đang có xu hướng liều lĩnh, manh động hơn. Chúng sẵn sàng vào tận trường học, nhà ở và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mắt thầy, cô giáo, người lớn trong gia đình, với nhiều mục đích khác nhau để đòi tiền chuộc, mua bán trẻ em,...

Cần dạy trẻ kỹ năng tự vệ

Chia sẻ với truyền thông, chuyên gia tâm lý xã hội, GS. TS Vũ Gia Hiền nhận định, nạn bắt cóc trẻ em tống tiền xảy ra liên tục một phần là do “tâm lý, hành vi lây lan”. Đó là bắt chước nhau, một đối tượng này bắt cóc thành công hay không thành công nhưng nó gây ra hiện tượng thì lúc đấy những đối tượng khác trong sự phẫn uất, khó khăn tiền bạc và tâm lý bất ổn nghĩ ngay đến mưu đồ bắt cóc tống tiền.


Phần lớn, những kẻ bắt cóc trẻ em chọn những trẻ dễ dụ dỗ, nói dối để các em đi theo. Thủ đoạn chính của chúng là lợi dụng tính ngây thơ và thích được cho quà, tặng quà của trẻ em. Đối tượng bắt cóc trẻ em có thể là người lạ, cũng có thể là người thân, người quen; có thể tiếp cận khi trẻ đang chơi tại siêu thị, khu vui chơi, nhà ở, công viên, trường học....

Tuy nhiên, những đứa trẻ có ý thức tự bảo vệ bản thân sẽ là một rào cản ngăn chặn những hành vi sai trái. Thực tế, trẻ càng biết cách tự bảo vệ mình trước những tổn hại thì càng tốt.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thủy Tiên, chuyên về khối Tiểu học cho biết: Dạy trẻ kỹ năng tự vệ là nội dung quan trọng được nhiều gia đình, trường mầm non, tiểu học chú trọng trang bị cho các em từ sớm. Trẻ em là đối tượng của nhiều kẻ bắt cóc đang nhắm đến bởi khả năng tự vệ yếu.


Muốn các em ghi nhớ, tiếp thu và ứng dụng vào cuộc sống cần phải linh hoạt trong cách dạy. Ví dụ phụ huynh, cô giáo cần nhiều tình huống được thực hiện để giúp trẻ thiết lập kỹ năng ứng phó với bất lợi, biết cách xử lý khi có người lạ dụ dỗ, nhận biết và tránh xa những mối hiểm nguy. Như kỹ năng phân biệt người lạ và người thân, ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, công an, kỹ năng thoát hiểm như hô hoán gọi người đến giúp, kỹ năng phản ứng nhanh khi bị người lạ tiếp cận... Đây là một vài trong rất nhiều kỹ năng tự vệ cơ bản mà trẻ cần được trang bị ngay từ độ tuổi mầm non, tiểu học.

Hương Ngọc

Nguồn: https://baophapluat.vn/tre-can-co-ky-nang-phong-ve-truoc-nguoi-la-post546676.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM
Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời
Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm