Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trung Quốc phát hiện hàng ngàn sinh vật mới ở "vùng bóng tối"

Người Lao ĐộngNgười Lao Động08/03/2025

(NLĐO) - Một thế giới sinh vật ngoài sức tưởng tượng gồm 7.564 loài đã được xác định ở "vùng hadal", được đặt theo tên thần địa ngục của Hy Lạp.


Một nhóm khoa học gia từ nhiều viện nghiên cứu trên khắp Trung Quốc tuyên bố đã xác định được 7.564 loài sinh vật bé nhỏ ở "vùng hadal" của đại dương, trong đó gần 90% là loài hoàn toàn mới đối.

Vùng hadal được đặt theo tên thần Hades trong thần thoại Hy Lạp, cai quản địa ngục. Đó là vùng nước có độ sâu từ 6-11 km, nơi bóng tối dày đặc ngự trị.

Trung Quốc phát hiện hàng ngàn sinh vật mới ở

Vùng bóng tối của đại dương là nơi các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy nhiều sinh vật kỳ lạ - Minh họa AI: Thu Anh

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện 33 lần lặn xuống vùng hadal bằng tàu ngầm có người lái, thu thập các mẫu trầm tích và nước biển.

Cuộc sống không hề dễ dàng ở vùng hadal. Nhiệt độ gần như đóng băng, áp suất nước rất lớn và có rất ít chất dinh dưỡng.

Vì vậy, họ đã hoàn toàn bị sốc khi bắt gặp lượng vi sinh vật khổng lồ nói trên.

Đa số chúng là vi khuẩn, sinh tồn bằng 2 chiến lược đặc biệt mà chúng ta ít thấy được ở thế giới trên mặt đất.

Một số có bộ gien nhỏ gọn, đơn giản hơn vi sinh vật trên cạn, tiến hóa để sống hiệu quả hơn. Những vi khuẩn này cho thấy bằng chứng về các enzyme được thiết kế để chống lại căng thẳng khi sống ở độ sâu như vậy.

Một số vi sinh vật khác vẫn có bộ gien lớn như vi khuẩn trên cạn, nhưng không được xây dựng để đạt hiệu quả mà để linh hoạt.

Điều này giúp chúng có khả năng thích nghi tốt hơn với áp lực môi trường và có thể duy trì sự sống theo nhiều cách hơn.

"Những tính mới lạ, đa dạng và không đồng nhất cao bất thường đã được quan sát thấy trong hệ vi sinh vật vùng hadal, đặc biệt là ở sinh vật nhân sơ và virus" - các tác giả viết trên tạp chí khoa học Cell.

Các vi sinh vật cũng có xu hướng tìm những ngóc ngách thích hợp ở độ sâu của đại dương và bám vào đó. Mỗi địa điểm lấy mẫu mà các nhà nghiên cứu ghé thăm đều có tập hợp sinh vật riêng, với rất ít sự chồng chéo với các địa điểm khác.

Ở những nơi sâu nhất bên dưới Rãnh Mariana ở Thái Bình Dương, chúng dựa vào nhau để sống.

Những sinh vật sâu nhất này chia sẻ chất dinh dưỡng và thể hiện những hành vi có lợi cho toàn bộ cộng đồng, ví dụ cùng nhau tạo nên màng sinh học bảo vệ cho cả cộng đồng.



Nguồn: https://nld.com.vn/trung-quoc-phat-hien-hang-ngan-sinh-vat-moi-o-vung-bong-toi-196250308090131417.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hơn 1.000 phụ nữ mặc áo dài diễu hành, xếp hình bản đồ Việt Nam tại Hồ Gươm
Ngắm dàn tiêm kích, trực thăng bay tập luyện trên bầu trời TPHCM
Nữ chiến sĩ biệt động luyện tập diễu binh cho ngày kỷ niệm 50 năm thống
Toàn cảnh Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm