Vốn tín dụng hỗ trợ Tuyên Quang phát triển cam đặc sản

Thời báo Ngân hàngThời báo Ngân hàng02/01/2024


Đặt chân tới huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày cuối năm, không khó để thấy không khí lao động hăng say, tất bật thu hoạch trái cam để chuẩn bị cho mùa vụ kinh doanh thời điểm cận Tết Nguyên đán. Được biết, nguồn vốn tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của vùng cam chủ lực tại tỉnh Tuyên Quang.

Quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng Quả ngọt từ ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tham quan vườn cam trên đồi của bà Ngô Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty TNHH và Khách sạn Nam Phong, tại thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, chúng tôi ấn tượng bởi màu xanh bạt ngàn đầy sức sống của khu vườn, điểm xuyết bởi màu vàng rực rỡ từ những trái cam chín đang dần bước vào mùa thu hoạch.

Theo chia sẻ của bà Oanh, bà đã đặt chân đến mảnh đất này được hơn 20 năm và trải qua nhiều thăng trầm với mô hình nông nghiệp trồng cam. Đặc biệt trong năm vừa rồi, nhất là trong thời kỳ Coivd kinh tế cả nước khó khăn, gia đình bà cũng không ngoại lệ phải chi tiêu tằn tiện để làm nông nghiệp… Tuy nhiên, nhờ chương trình vay vốn ưu đãi của Agribank chi nhánh huyện Hàm Yên mà gia đình bà Oanh đã dần vượt qua thời kỳ khó khăn.

Giám đốc NHNN tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn thăm vườn cam của bà Ngô Thị Kim Oanh
Giám đốc NHNN tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn thăm vườn cam của bà Ngô Thị Kim Oanh

Cũng nhờ đồng vốn của Agribank mà bà Oanh mới có thể xoay xở, không chỉ vườn cam mà hiện bà đã phát triển mảnh đất của mình thành một khu du lịch kết hợp với nông nghiệp sinh thái. Bà tự hào cho biết, nhờ sự hỗ trợ của ngân hàng mà bà đã thực hiện ước mơ của cuộc đời mình. “Trong lúc khó khăn nhất, ngân hàng đã bắc cho tôi một chiếc cầu để vượt qua vực thẳm. Chúng tôi rất biết ơn Agribank chi nhánh huyện Hàm Yên”, bà Oanh chia sẻ.

Là ngân hàng chủ lực đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Agribank có đóng góp quan trọng cho sự phát triển các cây trồng chủ lực kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Trong đó, nổi bật nhất chính là cam sành thuộc địa bàn huyện Hàm Yên. Hiện huyện Hàm Yên sở hữu 6.200 ha cam các loại, diện tích thu hoạch sản phẩm gần 5.700 ha. Sản lượng cam ước tính gần 75.000 tấn/năm. Địa phương đã tập trung duy trì và đề ra chiến lược hướng tới các thị trường tiềm năng trên toàn quốc.

Chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng, bà Trương Thị Kim Hải, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Hàm Yên cho biết, cây cam Hàm Yên được coi là cây mũi nhọn trong kinh tế nông nghiệp của huyện. Chính loại cây này đã mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

Trong thời gian vừa qua, ngân hàng đã đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi để phát triển diện tích trồng cây chủ lực này; triển khai nhiều giải pháp đồng hành hỗ trợ khách hàng vượt khó giai đoạn nền kinh tế khó khăn. Đến đầu tháng 12/2023, dư nợ cho vay trồng cam đạt 369 tỷ đồng. Nhờ vốn ngân hàng, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm Yên đã trở thành tỷ phú.

Theo định hướng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, Agribank huyện Hàm Yên tiếp tục đồng hành với nông dân phát triển mô hình trồng cam hữu cơ, cam sạch theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm cam sành Hàm Yên trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cùng với sự nỗ lực của Agribank, cũng không thể không nhắc tới sự chỉ đạo sát sao của NHNN chi nhánh tỉnh Tuyên Quang với cây trồng chủ lực của địa phương. Ông Trịnh Ngọc Tuấn, Giám đốc NHNN của tỉnh cho biết, trong thời gian qua, NHNN Tuyên Quang đã chỉ đạo các NHTM thực hiện tốt công tác tuyên truyền cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và NHNN về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn; đồng thời tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách như ban hành Nghị quyết 003 hỗ trợ lãi suất cho các hộ vay vốn ngân hàng trồng cam sành.

Song song với đó, NHNN chi nhánh tỉnh cũng yêu cầu các TCTD đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của người nông dân để phát triển vùng cam; yêu cầu các cán bộ ngân hàng bám sát tình hình thực tế, tháo gỡ và giải quyết khó khăn của các hộ vay vốn.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, NHNN tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN về lãi suất, cải cách thủ tục hành chính để người dân dễ tiếp với nguồn vốn tín dụng. Ngành Ngân hàng Tuyên Quang xác định, trong thời gian tới, nguồn vốn tín dụng tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển cây cam tại Hàm Yên. Theo đó, các TCTD phải đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ vốn cho các hộ trồng cam, đồng thời sẵn sàng cho vay các dự án hiệu quả khác trên địa bàn.



Source link

Chủ đề: vốn tín dụng

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam
Rực rỡ cây lá đỏ ở Lâm Đồng, du khách hiếu kỳ đi trăm km tới check-in
Ngư dân Bình Định '5 thuyền 7 lưới' tấp nập khai thác ruốc biển
Báo nước ngoài hết lời khen 'vịnh Hạ Long trên cạn' ở Việt Nam

No videos available