Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Bữa ăn ở thành phố

Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tại Quảng Nam diễn ra trong tháng 4. “An toàn thực phẩm” đã không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành vấn đề sống còn của mỗi người...

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam27/04/2025

dscf0816.jpg
An toàn thực phẩm ở đô thị cần được kiểm soát nghiêm ngặt hơn, không chỉ qua các đợt thanh kiểm tra trong chiến dịch. Ảnh: XUÂN HIỀN

Cùng với tốc độ đô thị hóa, hệ thống tiêu dùng thực phẩm tại các thành phố lớn… cũng trở nên phức tạp hơn.

Những vùng xám

Tại chợ đầu mối Hòa Cường (Hải Châu, TP.Đà Nẵng) mỗi ngày có hàng trăm tấn rau củ quả đổ về. Từ đây, các mặt hàng nông sản từ Tây Nguyên, miền Tây và các tỉnh phía Bắc sẽ được tiểu thương trung chuyển để cung ứng cho người dân Đà Nẵng và các vùng lân cận.

Đây cũng là nơi các tiểu thương của nhiều chợ lớn ở Quảng Nam mua bán, trao đổi để về kinh doanh tại nhiều địa phương. Chị Nguyễn Thị H. - tiểu thương chợ Vĩnh Điện (Điện Bàn) cho biết, chị có gần 15 năm chuyên chở các mặt hàng nông sản tại đây về phân phối cho các hộ kinh doanh khác ở khu vực Điện Bàn, Hội An.

Mỗi ngày, hàng nghìn tấn rau, thịt, hải sản, thực phẩm chế biến... chuyển vào các đô thị từ hàng trăm nguồn khác nhau - có nguồn rõ ràng, có nguồn... rất khó thống kê.

Năm 2024, theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận gần 100 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, với hơn 3.200 người mắc, chủ yếu xảy ra tại khu vực đô thị, khu công nghiệp và trường học. Đáng lo hơn, 40% số vụ không thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm (ATTP) nhận định, các đô thị là nơi trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, nhưng lại không trực tiếp sản xuất thực phẩm. “Lỗ hổng truy xuất” bắt đầu từ chính chuỗi cung ứng dài, đan xen giữa chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, bếp ăn công nghiệp và các ứng dụng bán hàng online - nơi thực phẩm không qua kiểm định có thể dễ dàng lọt vào bữa ăn người dân.

Tại các đô thị, ATTP thường được hình dung ở những siêu thị với các mã QR truy xuất nguồn gốc tới từng bó rau. Tuy nhiên, thực tế, hơn 70% thực phẩm đô thị vẫn đến từ chợ cóc, hàng rong, các quầy thức ăn đường phố giá rẻ.

Các lực lượng chức năng như Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý thị trường, y tế dự phòng… dù đã nỗ lực kiểm tra liên ngành, nhưng vẫn “đuối sức” trước quy mô khổng lồ và sự biến hóa liên tục của thị trường thực phẩm không chính thống.

“Nhiều cơ sở vi phạm sau kiểm tra lại “lột xác” thành tên mới, giấy phép mới, tiếp tục hoạt động. Trong khi đó, nguồn lực thanh tra không đủ để theo sát mọi ngõ ngách” - chia sẻ từ một cán bộ thanh tra về ATTP tại TP. Hồ Chí Minh với báo giới.

Việc quản lý thực phẩm online, giao hàng qua app lại càng khó hơn. Không có luật cụ thể nào ràng buộc các bếp ăn gia đình đang bán hàng trăm suất mỗi ngày từ chung cư.

Hiện nay, việc số hóa kiểm soát ATTP bắt đầu được nhận diện ở các quốc gia với việc yêu cầu hệ thống các nhà hàng, quán ăn triển khai một số ứng dụng truy xuất và báo cáo, thậm chí sử dụng AI để phân tích dữ liệu và đưa ra các cảnh báo rủi ro khi sử dụng thực phẩm trong từng môi trường, vùng đất.

Mơ... chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Để đảm bảo ATTP ở đô thị, không thể chỉ đợi ở các đợt thanh, kiểm tra hay những chiến dịch ngắn hạn. Thông tin từ Ban An toàn thực phẩm TP.Đà Nẵng, hiện địa phương này đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát ATTP tại các chợ đầu mối, đặc biệt là chợ Hòa Cường và cảng cá Thọ Quang.

Đoàn liên ngành về ATTP tỉnh kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: L.Q
Đoàn liên ngành về ATTP tỉnh kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: XUÂN HIỀN

Ban Quản lý ATTP TP.Đà Nẵng thực hiện ký cam kết ATTP với khoảng 500 hộ kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và thường xuyên lấy mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Cạnh đó, Đà Nẵng triển khai chuỗi “Thực phẩm sạch cho trường học”, hợp tác trực tiếp với hợp tác xã nông nghiệp tại Quảng Nam và một số địa phương trong vùng, giúp hơn 30 trường học có nguồn thực phẩm kiểm soát từ đầu vào.

Tại hai đô thị lớn nhất cả nước, nếu TP.Hồ Chí Minh ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng rau sạch - mỗi bó rau khi đến tay người mua đều có mã QR truy được từ lúc gieo trồng thì Hà Nội đang nhân rộng mô hình “chợ thí điểm ATTP”, yêu cầu tất cả gian hàng niêm yết rõ nguồn gốc, kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngay tại chợ. Tuy nhiên, các mô hình này vẫn còn nhỏ lẻ, chưa lan tỏa tới hệ thống chợ cóc, hàng rong vốn là “xương sống thực phẩm đường phố”.

Quảng Nam hiện mới yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực phẩm niêm yết giá cũng như công bố các mã QR của những sản phẩm OCOP, một số sản phẩm đặc trưng. Đối với các bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp trường học đều được yêu cầu lưu mẫu để thực hiện các kiểm định nếu có vấn đề liên quan sau này.

Công tác đảm bảo ATTP ở đa số địa phương, chủ yếu là các đô thị vẫn mới chủ dừng ở truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng. Đòi hỏi những biện pháp mạnh tay hơn nữa, để người dân thành phố thực sự ở những bữa ăn an toàn.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/bua-an-o-thanh-pho-3153745.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Người dân chờ đợi 5 tiếng để chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ trên bầu trời TPHCM
Trực tiếp: Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm