Căn nhà cổ nơi ra đời “Tuyên ngôn Độc lập” ở Hà Nội
Báo Lao Động•31/08/2024
Hà Nội - Nhà số 48 Hàng Ngang - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”, là điểm đến ý nghĩa vào dịp Quốc Khánh 2.9.
Ngày 23.8.1945, từ chiến khu cách mạng Tân Trào Bác Hồ trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tâm huyết soạn thảo văn kiện lịch sử “Tuyên ngôn độc lập”.
Ngôi nhà có vị trí thuận lợi, nằm giữa một trong 36 phố phường cổ kính của Hà Nội và thông ra hai mặt phố Hàng Ngang và Hàng Cân. Căn nhà ống rộng khoảng 70m2, từ tầng cao có thể quan sát xung quanh để đảm bảo an toàn.
Chủ nhân của căn nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Họ đã dành toàn bộ tầng 2 để Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí thuộc Thường vụ Trung ương Đảng ở và làm việc từ ngày 25.8 - 2.9.1945.
Tầng 1 lưu giữ lại hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng khi ở và làm việc tại nơi đây.
Bộ quần áo kaki Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc ngày 2.9.1945 trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập. Bộ quần áo được may từ vải của cửa hiệu Phúc Lợi số 48 Hàng Ngang.
Phòng hội họp trên tầng 2 nơi bàn các chủ trương đối nội, đối ngoại, thông qua danh sách Chính phủ lâm thời, chuẩn bị soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
Chiếc bàn nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn độc lập, tổ chức lễ Quốc Khánh và thành phần chính phủ lâm thời.
Bàn đánh máy chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giường nghỉ ngơi trong góc phòng đơn sơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiếc bàn lịch sử nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Căn nhà còn trưng bày nhiều hiện vật, ảnh tư liệu quý về lịch sử cách mạng Việt Nam. Năm 1970, ngôi nhà được khôi phục làm nhà lưu niệm. Năm 1979, ngôi nhà được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Quốc gia.
Bình luận (0)