Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu đi qua tỉnh Thanh Hóa 6,5km và Nghệ An 43,5km. Ảnh: Hoàng Hà
Cao tốc Mai Sơn- QL45 tạo đà phát triển KT- XH trong đó có hoạt động du lịch tại hai địa phương Ninh Bình, Thanh Hoá. Ảnh: Hoàng Hà
Cao tốc qua tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Anh
Anh Nguyễn Văn Vũ (ngụ xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ, người dân luôn mong muốn các tuyến đường kết nối tỉnh Đồng Tháp với các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày được nhiều hơn, rộng rãi, thuận tiện hơn.
“Khi có những con đường mới, nông sản của nông dân Đồng Tháp và các tỉnh sẽ đi xa hơn, cơ hội để chúng tôi đi lại, trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hóa trong vùng và với TP.HCM cũng lớn hơn. Các cao tốc liên tục được khởi công là niềm vui của người dân miền Tây”, anh Vũ nói.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình nhận định, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng qua tỉnh là dự án thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, mang tính chất liên vùng, có tác động lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – ninh khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Dự án cũng góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Theo các chuyên gia, với các tuyến cao tốc đã, đang triển khai tại ĐBSCL sẽ kích hoạt các đô thị vệ tinh, mở rộng không gian phát triển công nghiệp, logistics, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương. Từ đó, diện mạo toàn vùng sẽ thay đổi, tạo động lực để vùng phát huy tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội, trở thành trung tâm kinh tế năng động và hiệu quả trong cả nước.
Tác giả: Ngô Huyền, Hoàng Anh, Hoài Thanh, Như Sỹ
Thiết kế: Phạm Luyến
Vietnamnet.vn
Bình luận (0)