Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tham gia thị trường Halal toàn cầu rất lớn

Sáng 17-4, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi (ISAWAAS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và một số đại sứ quán các nước Hồi giáo tại Hà Nội, đồng tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phát triển kinh tế và thương mại Halal của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”.

Hà Nội MớiHà Nội Mới17/04/2025

17-4-nguyenhoang.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại.
Ảnh: Thanh Hiền

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn về quy mô, mức chi tiêu và sự đa dạng về lĩnh vực cũng như triển vọng tăng trưởng trong tương lai.

Hiện, có hơn 2 tỷ người Hồi giáo sinh sống tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 57 quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, chiếm 25% dân số thế giới.

Trong vài năm trở lại đây, ngành kinh tế Halal đã trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 5,2%, có lợi nhuận và sức ảnh hưởng trong kinh doanh thực phẩm toàn cầu.

17-4-hoithao(1).jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thanh Hiền

Báo cáo từ nền tảng nghiên cứu thị trường MMR dự báo, tổng doanh thu của thị trường thực phẩm Halal đến năm 2030 đạt khoảng 5.284,96 tỷ USD và vào năm 2050 đạt 15.000 tỷ USD.

Cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào thị trường Halal toàn cầu là rất lớn, mở ra việc xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh và thu hút đầu tư tài chính của các tập đoàn quốc tế vào Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới xuất khẩu được khoảng 20 mặt hàng, tổng kim ngạch xuất nhập sang các quốc gia Hồi giáo trong khu vực ASEAN mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu.

Trao đổi kinh nghiệm tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, Chính phủ cần tập trung vào một số nhóm biện pháp chính gồm hỗ trợ kết nối địa phương, doanh nghiệp với các đối tác, thị trường Halal toàn cầu.

Các lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược và mỹ phẩm; đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách quản lý nhà nước về Halal, tối ưu hóa quy trình chứng nhận, thúc đẩy thừa nhận, công nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.

Cùng với đó, thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận, hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác thương mại; quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu Halal Việt Nam và mở cửa các thị trường.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về Halal và xây dựng lòng tin với người tiêu dùng Hồi giáo toàn cầu, Việt Nam cần đảm bảo quy trình chứng nhận Halal cần minh bạch, liền mạch, được công nhận trên toàn cầu…

Nguồn: https://hanoimoi.vn/co-hoi-cho-doanh-nghiep-viet-tham-gia-thi-truong-halal-toan-cau-rat-lon-699273.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm