Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại giáo viên vùng cao "muôn đời không về được dưới xuôi"

Cơ quan quản lý giáo dục cần có chủ động điều động, bổ nhiệm, thuyên chuyển trong cùng một tỉnh cho phù hơp. Như vậy sẽ bảo vệ cho thầy cô yếu thế, cắm bản nhiều năm thì được về với gia đình chứ không phải cắm bản suốt đời.

Báo Phụ nữ Việt NamBáo Phụ nữ Việt Nam06/05/2025

Ngày 6/5, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.

Đại biểu Đỗ Huy Khánh bày tỏ sự trăn trở nhiều năm của mình đối với các thầy, cô giáo cắm bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có quy định điều động, thuyên chuyển giáo viên.

Đại biểu nêu, Điều 19 nêu rất rõ quy định về việc điều động nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, Điều 21 lại yêu cầu những giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn sau 5 năm được thuyên chuyển nhưng lại cần …"có sự tiếp nhận, đồng ý của cơ sở giáo dục".

Đại biểu Đỗ Huy Khánh e ngại: "Nếu như vậy thì các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa muôn đời không bao giờ về được dưới xuôi". Đại biểu đề nghị, nên giao cho cơ quan quản lý giáo dục điều chuyển giáo viên luôn chứ không cần sự nhất trí của cơ sở giáo dục nữa. Cơ quan quản lý giáo dục sẽ điều động, bổ nhiệm, thuyên chuyển từ vị trí này sang vị trí kia, chỗ nào cần, chỗ nào thiếu trong cùng một tỉnh cho phù hợp. Như vậy sẽ bảo vệ cho thầy cô yếu thế, cắm bản nhiều năm thì được về với gia đình chứ không phải cắm bản suốt đời.

Về nội dung tuyển dụng, thuyên chuyển nhà giáo, đại biểu Đặng Bích Ngọc (tỉnh Hòa Bình) nêu thực tế, nhu cầu điều chuyển giáo viên giữa các trường trong cùng hệ thống (đặc biệt ở bậc mầm non, tiểu học, THCS) là phổ biến, do yêu cầu cân đối đội ngũ, tránh dôi dư cục bộ hoặc thiếu hụt cục bộ.

Đại biểu Quốc hội lo ngại giáo viên vùng cao

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (tỉnh Hòa Bình)

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa làm rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều phối nguồn nhân lực và phối hợp với người đứng đầu cơ sở giáo dục khi tuyển dụng, điều chuyển trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Nếu chỉ quy định quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng (khi đáp ứng điều kiện), mà không có cơ chế phối hợp hoặc phân quyền rõ ràng, sẽ dễ xảy ra tình trạng "cục bộ", thiếu gắn kết hệ thống. Quá trình điều chuyển giáo viên giữa các trường sẽ gặp nhiều khó khăn vì yêu cầu, điều kiện tuyển giữa các trường có thể khác nhau. Mặt khác, chỉ có cơ quan Nhà nước mới có quyền điều chuyển giáo viên giữa các trường.

Đại biểu Quốc hội lo ngại giáo viên vùng cao

Ngày 6/5, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo.

Tham gia tranh luận tại hội trường, đại biểu Đỗ Huy Khánh, Đoàn ĐBQH (tỉnh Đồng Nai) cũng cương quyết bảo lưu quan điểm giữ quy định thực hành sư phạm khi trước đó có một số đại biểu đề cập đến việc tuyển dụng nhà giáo cần bỏ thực hành sư phạm vì các sinh viên ra trường đã được kiến tập, thực hành ở trường đại học.

"Là nhà quản lý giáo dục và trưởng thành từ giáo viên, tôi xin được bảo lưu quan điểm thực hành sư phạm", đại biểu Đỗ Huy Khánh nói và dẫn câu ngạn ngữ "Lý thuyết chỉ là màu xám, cây đời mãi mãi xanh tươi". Theo đại biểu đoàn tỉnh Đồng Nai, thực tế, có những thầy cô khi đứng trên bục giảng lại không giảng dạy được vì còn yếu tâm lý, kiến thức và kinh nghiệm. Đại biểu Đỗ Huy Khánh nhấn mạnh, nhà giáo là ngành đặc thù nên việc thực hành sư phạm cực kỳ quan trọng.

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dai-bieu-quoc-hoi-lo-ngai-giao-vien-vung-cao-muon-doi-khong-ve-duoc-duoi-xuoi-20250506144256296.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Chiêm bái 87 bảo vật Phật giáo: Bí ẩn thiêng liêng lần đầu hé mở
Những đảo chè xanh mát
29 công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027
Xem lại màn bắn pháo hoa đêm 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm