
1. Dự kiến thành phố nào nhỏ nhất cả nước sau sáp nhập?
-
A
Hải Phòng
Theo Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương).
6 thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Huế, Hải Phòng (hợp nhất với Hải Dương), Đà Nẵng (hợp nhất với Quảng Nam), TP.HCM (hợp nhất Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương), Cần Thơ (hợp nhất với Sóc Trăng và Hậu Giang).
Sau khi sáp nhập, Hải Phòng sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương có diện tích nhỏ nhất chỉ với tổng diện tích hơn 3.100 km². -
B
Hà Nội
-
C
Cần Thơ
-
D
Đà Nẵng

2. Thành phố nào diện tích lớn nhất cả nước sau sáp nhập?
-
A
Đà Nẵng
Trước khi sáp nhập Đà Nẵng có diện tích 1.284,88 km², Quảng Nam có diện tích 10.406 km2. Sau sáp nhập, tổng diện tích của Đà Nẵng hơn 11.000 km², lớn nhất cả nước.
-
B
Cần Thơ
-
C
TP.HCM
-
D
Hà Nội

3. Thành phố nào sẽ có dân số đông nhất cả nước sau sáp nhập?
-
A
Cần Thơ
-
B
Hà Nội
-
C
TP.HCM
Theo Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương được sáp nhâp với nhau để trở thành TP.HCM.
Về dân số, theo Tổng cục thống kê năm 2023, TP.HCM hiện nay có 9,456 triệu người, Bà Rịa - Vũng Tàu có 1,187 triệu người, Bình Dương có 2,823 triệu người. Như vậy, sau khi 3 địa phương này sáp nhập, TP.HCM sẽ có số dân đông nhất cả nước lên tới hơn 13,6 triệu người. -
D
Hải Phòng

4. Tỉnh nào là vựa na lớn nhất miền Bắc sau sáp nhập?
-
A
Phú Thọ
-
B
Bắc Ninh
-
C
Cao Bằng
-
D
Lạng Sơn
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn có 4.000ha na, lớn nhất cả nước. Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được gắn tem nhận diện. Tỉnh cũng xây dựng mã số vùng trồng để bảo đảm điều kiện xuất khẩu. Đây là một trong những sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.
Năm 2023, diện tích trồng na của huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) ước đạt trên 2.300ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn (bao gồm cả na trái vụ), doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng; diện tích na trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 800 ha.
Đến hết năm 2023, có 3 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, 1 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

5. Lạng Sơn có nằm trong danh sách sáp nhập các tỉnh không?
-
A
Có
-
B
Không
Lạng Sơn rộng hơn 8.300 km2, dân số 0,8 triệu người, theo Niên giám thống kê 2023. Theo Nghị quyết 60 của Trung ương ban hành ngày 12/4, Việt Nam còn 34 tỉnh, thành sau sáp nhập. Trong đó, 11 địa phương giữ nguyên trạng như hiện nay, bao gồm Lạng Sơn.

Nguồn: https://vtcnews.vn/du-kien-thanh-pho-nao-nho-nhat-ca-nuoc-sau-sap-nhap-ar939329.html
Bình luận (0)