Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Giá đất hiếm lập đỉnh, Việt Nam bất ngờ lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư quốc tế

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, giá đất hiếm lập đỉnh vì Trung Quốc siết chặt xuất khẩu. Ngay lập tức, thị trường toàn cầu phản ứng mạnh.

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam05/05/2025

Giá đất hiếm trên thị trường toàn cầu đang tăng vọt sau khi Trung Quốc công bố lệnh hạn chế xuất khẩu đối với 7 kim loại đất hiếm trung bình và nặng.

Đây là nhóm nguyên tố quan trọng trong sản xuất xe điện, tua bin gió và thiết bị công nghệ cao. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, khiến thị trường phản ứng mạnh mẽ.

Tại châu Âu, giá dysprosi đã tăng gấp ba lần kể từ đầu tháng 4, lên tới 850 USD/kg. Giá terbi thậm chí còn vọt lên 3.000 USD/kg, mức cao nhất trong gần 10 năm.

Trong số 17 nguyên tố đất hiếm, nhóm kim loại trung bình và nặng như dysprosi và terbi hiếm hơn và khó khai thác hơn. Trung Quốc hiện vẫn chiếm khoảng 90% nguồn cung toàn cầu đối với nhóm này.

Việc Trung Quốc siết chặt xuất khẩu không chỉ đẩy giá tăng đột biến mà còn khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với rủi ro lớn.

Theo chuyên gia Takahiro Sato từ Ngân hàng Mizuho, việc tìm nguồn cung thay thế trong ngắn hạn là gần như không thể. Giáo sư Toru Okabe từ Đại học Tokyo cảnh báo rằng nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài, nhiều hãng xe điện sẽ phải tạm dừng kế hoạch sản xuất.

Giá đất hiếm lập đỉnh, Việt Nam bất ngờ lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư quốc tế

Việt Nam bất ngờ lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư quốc tế

Trước biến động từ việc Trung Quốc siết chặt xuất khẩu đất hiếm, Việt Nam bất ngờ trở thành điểm sáng trong mắt giới đầu tư quốc tế nhờ sở hữu trữ lượng lên tới 3,5 triệu tấn, theo thống kê mới nhất từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) công bố vào tháng 3/2025.

Các mỏ đất hiếm tại Tây Bắc và ven biển miền Trung, đặc biệt là ở Lai Châu, Lào Cai và Quảng Nam, được đánh giá có hàm lượng quặng cao và tiềm năng khai thác lớn. Tuy nhiên, sản lượng khai thác thực tế của Việt Nam vẫn còn khá thấp, chỉ đạt 300 tấn trong năm 2024.

Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng khi công bố kế hoạch sản xuất 2,02 triệu tấn đất hiếm vào năm 2030. Điều này cho thấy quyết tâm phát triển ngành công nghiệp đất hiếm như một lĩnh vực chiến lược.

Dù tiềm năng lớn, Việt Nam vẫn đối mặt nhiều thách thức. Năng lực chế biến sâu còn hạn chế, công nghệ khai thác chưa hiện đại, và chuỗi sản xuất trong nước vẫn thiếu liên kết. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng logistics và chính sách thu hút đầu tư vào khâu chế biến sâu cũng chưa đồng bộ, khiến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đang nỗ lực tìm nguồn cung thay thế Trung Quốc để đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, đây chính là cơ hội lớn để Việt Nam định vị lại vai trò chiến lược trên bản đồ đất hiếm toàn cầu.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/gia-dat-hiem-lap-dinh-viet-nam-bat-ngo-lot-vao-tam-ngam-cua-gioi-dau-tu-quoc-te-3154088.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Những đảo chè xanh mát
29 công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027
Xem lại màn bắn pháo hoa đêm 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước trên bầu trời TPHCM
Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm