Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hiệu trưởng có phải là viên chức quản lý?

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành trường học theo quy định, hiệu trưởng có phải là viên chức quản lý?

VTC NewsVTC News07/05/2025

Nội dung Điều 2 và Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định rõ, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.....

Trong khi đó, viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

Hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải là viên chức lãnh đạo? (Ảnh minh hoạ)

Hiệu trưởng trường phổ thông công lập có phải là viên chức lãnh đạo? (Ảnh minh hoạ)

Thông tư 20/2023 thay thế Thông tư 16/2017 cũng quy định vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành gồm 2 vị trí là hiệu trưởng và hiệu phó.

Chính vì vậy, hiệu trưởng trường phổ thông công lập là viên chức quản lý thực hiện công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành các công việc ở nhà trường. Mọi quy định, công việc trong trường cần phải thông qua hiệu trưởng.

Hiệu trưởng phải dạy học ít nhất 5 năm

Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 20/2023, hiệu trưởng các trường phổ thông công lập cần có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý (theo quy định).

Đồng thời, hiệu trưởng trường phổ thông công lập phải dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý và đạt chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

Về phẩm chất cá nhân, hiệu trưởng trường phổ thông công lập cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan;
  • Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; tạo dựng được uy tín cá nhân;
  • Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường;
  • Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, hiệu trưởng phải là người nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao.

Thuyết phục, huy động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục phổ thông tham gia xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục phổ thông. Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của cơ sở giáo dục phổ thông, xây dựng được tầm nhìn chiến lược kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục phổ thông theo từng giai đoạn.

Cuối cùng, hiệu trưởng phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Anh Anh

Nguồn: https://vtcnews.vn/hieu-truong-co-phai-la-vien-chuc-quan-ly-ar941660.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cận cảnh con đường đi bộ xuyên biển 'thoắt ẩn thoắt hiện' tại Bình Định
Tp. Hồ Chí Minh đang vươn mình thành một "siêu đô thị" hiện đại
Tái hiện trận chiến huyền thoại: Bức tranh Panorama Điện Biên Phủ độc nhất Việt Nam
Cảnh tượng hiếm thấy của rùa biển ở Côn Đảo mùa sinh sản

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm