Hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đang khô cạn 

VnExpressVnExpress19/05/2023


53% các hồ trong nghiên cứu mới giảm lượng nước tích trữ, tốc độ mất nước lên tới khoảng 22 tỷ tấn mỗi năm trong giai đoạn 1992 - 2020.

Hồ Elizabeth - hồ nước đã khô cạn vài năm do khu vực này trải qua tình trạng hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt. Ảnh: Reuters/Aude Guerrucci

Quang cảnh tại hồ Elizabeth - hồ nước đã khô cạn vài năm do khu vực này hứng chịu hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt - năm 2021. Ảnh: Reuters/Aude Guerrucci

Hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nguồn nước cho nông nghiệp, thủy điện và con người, theo nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia quốc tế công bố trên tạp chí Science hôm 18/5.

Các chuyên gia cho biết, một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất thế giới - từ Biển Caspi nằm giữa châu Âu và châu Á đến hồ Titicaca của Nam Mỹ - mất nước với tốc độ lũy kế khoảng 22 tỷ tấn mỗi năm trong gần ba thập kỷ. Lượng nước này nhiều gấp khoảng 17 lần thể tích hồ Mead, hồ chứa lớn nhất nước Mỹ.

56% sự sụt giảm ở các hồ tự nhiên bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ và khí hậu ấm lên, trong đó nguyên nhân thứ hai chiếm phần lớn hơn, theo Fangfang Yao, nhà thủy văn học bề mặt tại Đại học Virginia, trưởng nhóm nghiên cứu. Gần 2 tỷ người sống xung quanh các hồ đang khô cạn chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Các nhà khoa học khí hậu thường cho rằng những khu vực khô cằn trên thế giới sẽ trở nên khô hơn do biến đổi khí hậu, trong khi những nơi ẩm ướt sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới phát hiện, những vùng ẩm ướt cũng mất đi lượng nước đáng kể.

Nhóm chuyên gia sử dụng phép đo đạc vệ tinh kết hợp với các mô hình thủy văn và khí hậu để đánh giá gần 2.000 hồ lớn. Họ nhận thấy, việc con người sử dụng nước thiếu tính bền vững, lượng mưa và dòng chảy thay đổi, quá trình bồi lắng và nhiệt độ tăng cao đã khiến mực nước hồ toàn cầu giảm. Trong đó, 53% số hồ giảm trong giai đoạn 1992 - 2020. Chỉ khoảng 1/4 số hồ trong nghiên cứu có mực nước tăng, thường do xây đập ở những vùng xa xôi như cao nguyên Thanh Tạng.

Giới khoa học từ lâu đã cho biết, cần ngăn tình trạng ấm lên toàn cầu vượt ngưỡng 1,5 độ C để tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu. Thế giới hiện ấm lên ở mức khoảng 1,1 độ C.

Nghiên cứu hôm 18/5 cho thấy, việc con người sử dụng thiếu tính bền vững khiến nhiều hồ khô cạn, chẳng hạn như Biển Aral ở Trung Á và Biển Chết ở Trung Đông. Trong khi đó, các hồ ở Afghanistan, Ai Cập, Mông Cổ chịu tác động từ nhiệt độ tăng, có thể dẫn đến tăng lượng nước mất vào khí quyển.

Thu Thảo (Theo Reuters)



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53
Tổng Bí thư Tô Lâm trải nghiệm Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Sơn La: Mùa hoa mận Mộc Châu thu hút nhiều du khách thưởng ngoạn

No videos available