Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Khám phá “Mỏm tột Bắc” Lũng Cú Đồng Văn

Việt NamViệt Nam31/03/2025

CGTĐT - Ngoài địa danh đã quá nổi tiếng là điểm cực Bắc “Cột cờ Quốc gia Lũng Cú” Đồng Văn. Trên địa bàn huyện Đồng Văn, phía sau Cột cờ Lũng Cú còn có một mảnh đất nhỏ nhô ra phía dòng sông Nho Quế, gọi là mỏm Séo Lủng, hay còn được coi là “Mỏm tột Bắc” Tổ quốc.

“Mỏm tột Bắc” chính xác là một mỏm đá trên bờ sông Nho Quế, thuộc địa giới hành chính thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Theo các tài liệu ghi nhận, vào năm 1960, khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến thực tế lên Hà Giang, ông đã đặt chân lên vùng đất xã Lũng Cú. Vào thời điểm đó trên đỉnh núi Rồng chưa cắm cột cờ Quốc gia Lũng Cú như bây giờ. Đến “Mỏm tột Bắc”, Nguyễn Tuân đã treo tấm bản đồ Việt Nam lên tường nhà một gia đình người Mông ở đây, rồi lấy một sợi dây và đặt vào điểm chính Bắc từ mỏm Séo Lủng, thôn Séo Lủng và thả theo phương thẳng đứng; điểm cuối của sợi dây lại trùng điểm chót phía Nam thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với tọa độ 8 độ 30 phút độ vĩ Bắc, 104 độ 50 phút độ kinh Đông. Nguyễn Tuân đã rất ngạc nhiên và cho rằng đây mới chính là điểm “tột Bắc” của Tổ quốc. Từ đó, mỏm Séo Lủng, mỏm đất thượng cùng nơi cực Bắc của Tổ quốc được gọi bằng tên “Mỏm tột Bắc”.

mom-tot-bac-Ha-Giang.jpg

“Mỏm tột Bắc” chụp từ xa. (Ảnh st)

“Mỏm tột Bắc” nằm trong khu vực hiểm trở khó đi lại. Thực tế thì “Cột cờ Quốc gia Lũng Cú”  hay Cột mốc 428 (điểm phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc)  đều là những biểu tượng tượng trưng cho cực Bắc của Tổ quốc mà các phượt thủ đều muốn chinh phục trong hành trình khám phá các địa danh của mình. Thực chất biên giới Việt – Trung còn xa hơn nhiều. Theo bản đồ vệ tinh, khoảng cách giữa “Mỏm tột Bắc” thật sự và cột cờ Lũng Cú là 3,3km, còn cách mốc 428 tầm 2,2km theo đường chim bay. Do đó khách du lịch coi cột cờ Lũng Cú cách đó hơn 3km như một cột mốc khi khám phá địa đầu Tổ quốc.

Du lịch khám phá các địa danh của xã Lũng Cú

Đến xã Lũng Cú để tham quan điểm cực Bắc của Tổ quốc, du khách có thể tìm hiểu, đến thăm Cột Cờ Quốc Gia Lũng Cú. Dưới chân cột cờ chỉ chừng 1km, du khách có thể tham quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lô Lô Chải, đây là một trong những tộc người lâu đời và ít người nhất tại Hà Giang cũng như Việt Nam, được ví như vùng đất cổ tích bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, có hồ nước tự nhiên được gọi là "long nhãn"; những ngôi nhà trình tường, mái ngói âm dương truyền thống của vùng Cao nguyên đá Hà Giang; những hàng rào xếp bằng đá đặc trưng; hoa đào, hoa lê, hoa mận, tô điểm bằng những bộ trang phục sặc sỡ của các cô gái Lô Lô.

5c6f1a617b84cbda9295.jpg

Vẻ đẹp yên bình của Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Lô Lô Chải.

Để có chuyến trải nghiệm ý nghĩa và trọn vẹn nhất khi đến thăm Lũng Cú, du khách cần lưu ý về trang phục cá nhân theo mùa, vì đây là một trong những nơi thời tiết rất khắc nghiệt tại Hà Giang. Đây cũng là điểm giáp biên giới nên còn nhiều vấn đề nhạy cảm, du khách cần tìm hiểu kĩ thông tin nếu muốn đến các cột mốc biên giới hay đường ranh giới giữa 2 nước.



Nguồn: https://hagiang.gov.vn/diem-du-lich-danh-lam-thang-canh/kham-pha-mom-tot-bac-lung-cu-dong-van-610190

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cánh đồng điện gió tại Ninh Thuận: "Tọa độ" check-in cho những trái tim mùa Hè
Truyền thuyết về đá Voi Cha, đá Voi Mẹ ở Đăk Lăk
Ngắm phố biển Nha Trang từ trên cao
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm