Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phấn đấu tăng trưởng ngành công thương

Triển khai hiệu quả các hoạt động ngành công thương trong năm 2025 đóng vai trò quan trọng, giúp tỉnh An Giang đạt được chỉ tiêu theo kịch bản tăng trưởng của tỉnh, góp phần đạt kế hoạch tăng trưởng kinh tế từ 10% trở lên.

Báo An GiangBáo An Giang22/04/2025

Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Minh Hùng cho biết, năm 2025, tỉnh phấn đấu tăng trưởng GRDP 10% trở lên; chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng 14,48% so năm 2024 (năm 2024 tăng 10,4%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phấn đấu đạt 140.000 tỷ đồng, tăng 26,3% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 0,65% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa phấn đấu đạt 240 triệu USD, tăng 1,87% so cùng kỳ; vốn đầu tư công 9.807 tỷ đồng.

Những chỉ tiêu này có cơ sở khá khả quan, khi ngành công nghiệp quý I/2025 tăng 11,34% so cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn 85%, tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng khu vực này với mức tăng 12,36%; ngành sản xuất và phân phối điện có mức tăng 10,59%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có mức tăng 11,1%. Tăng trưởng GRDP 7,2%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,35%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,55%; đóng góp 22,27% tăng trưởng chung của tỉnh. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,12% so cùng kỳ.

Doanh nghiệp nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh

Qua kết quả hoạt động công thương, giải ngân vốn đầu tư công quý I, hầu hết chỉ tiêu đều đạt thấp. Nhằm đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, ngành công thương sẽ đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) phục hồi và phát triển sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, kịp thời xử lý vướng mắc về đầu tư tại khu, cụm công nghiệp, đảm bảo quỹ đất bố trí cho dự án thứ cấp triển khai đầu tư dự án. Tập trung hoàn thành quy hoạch, ưu tiên phát triển nhà máy chế biến sâu về nông sản, thủy sản ngay tại vùng nguyên liệu. Phát triển công nghiệp năng lượng, đặc biệt là dự án điện năng lượng mặt trời, điện rác, điện sinh khối… góp phần phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 14,48% so cùng kỳ.

Đồng thời, triển khai hiệu quả Đề án phát triển thương mại biên giới, Đề án xây dựng thương hiệu gạo tỉnh An Giang, Đề án phát triển logistics, làm tiền đề để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tỉnh theo hướng chất lượng cao - giảm chi phí - nâng cao năng lực cạnh tranh cả thị trường nội địa và thế giới. Theo dõi sát diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa, nhất là mặt hàng thiết yếu; kết nối và hỗ trợ DN xuất khẩu tiếp cận sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định vị thế sản phẩm An Giang trên thị trường thế giới.

“Chúng tôi sẽ duy trì, phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy, sản phục vụ nội địa và xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại; phát triển thương mại điện tử... Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao gắn với mở rộng quy mô xuất khẩu, nhằm khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết; mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh...” - ông Nguyễn Minh Hùng thông tin.

Ngoài ra, Sở Công Thương phối hợp Sở Tài chính tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 69 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp đã và đang triển khai; mời gọi đầu tư tại hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; hỗ trợ DN tiếp cận, tham gia hoạt động xúc tiến thương mại do bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức. Xúc tiến thương mại thị trường mới, thị trường tiềm năng (các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi...). Đặc biệt, tận dụng tối đa dư địa xuất khẩu thị trường do các FTA mang lại, đặc biệt là FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP).

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp và đầu tư công phục vụ nhiệm vụ tăng trưởng của tỉnh năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đề nghị Sở Công Thương có kế hoạch chi tiết phát triển đầu tư công và công nghiệp theo từng nội dung, nhiệm vụ, từng ngành, địa phương, theo từng quý, 6 tháng, năm để kiểm tra việc thực hiện. Đối với nhiệm vụ đầu tư công, phải kèm theo kế hoạch của từng chủ đầu tư. Lĩnh vực công nghiệp cũng cần có kế hoạch tăng trưởng chi tiết, giải pháp cụ thể khả thi, để triển khai thực hiện hiệu quả. Sở Tài chính phối hợp các sở, ngành liên quan thống nhất số liệu tăng trưởng; tăng cường kêu gọi đầu tư, tạo thuận lợi để DN mở rộng quy mô đầu tư. Ban Quản lý Khu kinh tế sớm ban hành hướng dẫn trình tự thủ tục quy định đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, công khai DN biết và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc của DN trong khu công nghiệp…

HẠNH CHÂU

Nguồn: https://baoangiang.com.vn/phan-dau-tang-truong-nganh-cong-thuong-a419305.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Vì sao Kiên Giang lọt tốp ‘điểm đến thân thân thiện nhất thế giới’
Tạo tác kỳ diệu của thiên nhiên
Mãn nhãn trực thăng kéo cờ, Su-30mk2, Yak-130 gầm rú, bay điêu luyện trên bầu trời TP.HCM
Tìm về Trường Sơn huyền thoại

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm