Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sản phẩm OCOP vươn ra thị trường

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các địa phương, chủ các cơ sở sản xuất tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá sản phẩm ra thị trường.

Việt NamViệt Nam12/04/2025

Tôi gặp chị Phạm Thị Hằng, chủ cơ sở sản xuất bánh mè Diệp Hằng, ở thôn Văn Hà, xã Đức Phong (Mộ Đức) khi chị đang chuẩn bị sản phẩm cung ứng cho Co.opmart Quảng Ngãi. Chị Hằng chia sẻ, tháng 12/2024 bánh mè ngọt, bánh mè mặn của cơ sở được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Nhờ đó, không chỉ quảng bá, tiêu thụ tại địa phương, chị Hằng đã đưa sản phẩm đến giới thiệu ở thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Gia Lai.

Chị Phạm Thị Hằng, chủ cơ sở sản xuất bánh mè Diệp Hằng, ở thôn Văn Hà, xã Đức Phong (Mộ Đức) giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh.

Chị Phạm Thị Hằng, chủ cơ sở sản xuất bánh mè Diệp Hằng, ở thôn Văn Hà, xã Đức Phong (Mộ Đức) giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, mỗi ngày cơ sở của chị sản xuất 100 túi bánh, tương ứng 50kg sản phẩm (đường, mè, dầu và một số gia vị). Để sản phẩm thơm ngon, chất lượng, chị thu mua nếp vào tháng 8, khi nông dân vừa thu hoạch. Còn mè thì chị thu mua vào tháng 5  - 6, lúc này hạt mè căng tròn, thơm ngon nên chị mua với lượng khá lớn, thường khoảng 1,5 tấn. Nhờ sự tỉ mẩn trong sản xuất, chế biến, sản phẩm truyền thống bánh mè ngọt, bánh mè mặn của chị Hằng được thị trường ưa chuộng, mang lại doanh thu cao. Hiện nay, cơ sở sản xuất của chị Hằng giải quyết việc làm cho 4 lao động ở địa phương.

Trong sự nỗ lực của các chủ cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống, các địa phương trong tỉnh cũng quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Như ở huyện Tư Nghĩa, đến nay có 21 sản phẩm truyền thống đã đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao. Hầu hết các sản phẩm đã được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, có mã vạch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa Đoàn Việt Vân cho biết, sau khi các sản phẩm truyền thống được công nhận OCOP, huyện đã tạo điều kiện để các cơ sở ký kết tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị phân phối, bán lẻ, bán trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, vận động các chủ cơ sở tham gia các chương trình hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm. Nhờ đó, một số sản phẩm đã xuất khẩu đi nước ngoài. Như sản phẩm chén, dĩa, muỗng từ mo cau đã có mặt ở thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang các nước Mỹ, Singapore. 

Theo Sở Công thương, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 260 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống. Trong đó, có 2 sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn 5 sao, 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 242 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Để sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống của địa phương vươn xa, ngoài kêu gọi các chủ cơ sở sản xuất tiếp tục nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, bao bì sản phẩm, sở sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn xây dựng thương hiệu, kỹ năng bán hàng, tăng cường bình chọn sản phẩm truyền thống tiêu biểu của địa phương. Ngoài ra, sở sẽ chủ động làm đầu mối kết nối, cung cấp danh sách thương nhân, doanh nghiệp trong nước, quốc tế để các cơ sở sản xuất trong tỉnh liên kết tiêu thụ sản phẩm.


https://baoquangngai.vn/kinh-te/202504/san-pham-ocop-vuon-ra-thi-truong-3d418bf/




Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

36 khối quân đội, công an hợp luyện diễu binh đại lễ 30/4
Việt Nam không những..., mà còn...!
Victory - Bond in Vietnam: Khi âm nhạc đỉnh cao hòa quyện với kỳ quan thiên nhiên thế giới
Máy bay chiến đấu cùng 13.000 chiến sĩ lần đầu hợp luyện cho đại lễ 30/4

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm