Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thủ đoạn mới trong sản xuất sữa giả, thuốc giả

Đối tượng sản xuất thuốc giả, sữa giả sử dụng thủ đoạn phạm tội mới, không làm giả các sản phẩm đang lưu thông mà tự đặt tên thuốc, tên công ty có trụ sở "ảo".

Hà Nội MớiHà Nội Mới26/04/2025

nhieu-thu-doan-moi-trong-san-xuat-sua-thuoc-gia.png

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sữa. Ảnh: Quyên Lưu

Liên quan đến các vụ việc sữa giả, thuốc giả vừa được các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện vừa qua, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, Cục đã yêu cầu các chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh, sản xuất thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền...

Đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường quản lý, giám sát về điều kiện hoạt động thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số; xử lý cá nhân, tổ chức sử dụng các trang mạng xã hội kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Qua tìm hiểu, lực lượng chức năng nhận thấy các đối tượng dùng thủ đoạn gian lận, quảng cáo sản phẩm là “sữa”, “thuốc”, nhưng theo công bố và ghi nhãn sản phẩm là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “Thực phẩm bổ sung”, “Sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt”...

Nhóm đối tượng làm thuốc giả sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Đó là không làm giả các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường mà tự đặt ra tên thuốc và tên công ty, trong đó phần lớn có trụ sở "ảo" ở nước ngoài…

Sau khi sản xuất, dưới vỏ bọc là dược sĩ, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu là "hàng xách tay". Thuốc giả được trà trộn với thuốc thật nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Các đối tượng thuê kho làm nơi sản xuất tại khu vực vắng người, ngõ cụt, sâu trong hẻm. Công nhân là người nhà hoặc người quen, chủ yếu từ các địa phương khác, ăn ở khép kín tại kho xưởng, không tiếp xúc với người dân xung quanh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra.

Đề xuất giải pháp, ông Trần Hữu Linh kiến nghị các bộ, ngành có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm, sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp... cần tăng cường phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp đã công bố sản phẩm.

Các lực lượng chuyên ngành, rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp đã ký trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng tổ chức thực hiện hiệu quả.

Xây dựng ngay cơ sở dữ liệu chuyên ngành và kết nối, chia sẻ thông tin phục vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Người tiêu dùng lựa chọn địa chỉ, nhãn hàng uy tín được nhiều người tiêu dùng bình chọn, nhất là khi mua hàng online; không mua những sản phẩm, hàng hóa có màu sắc, hình dáng, mùi vị, giá bán rẻ bất thường.

Đặc biệt nên kiểm tra nhanh sản phẩm thông qua hotline của nhà sản xuất trên vỏ hộp hàng hóa, thông tin trên website của doanh nghiệp, số điện thoại đường dây nóng, tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang công khai của cơ quan thuế, quản lý thị trường hay sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần chủ động áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

"Khi phát hiện dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần chủ động thông tin, tố giác đến các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý", ông Linh khuyến nghị.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/thu-doan-moi-trong-san-xuat-sua-gia-thuoc-gia-700433.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trực tiếp: Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM
Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm