Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tiếp tục bứt phá, nông nghiệp Tây Ninh khẳng định vị trí trên bản đồ “xanh”

Nhờ hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, ngành nông nghiệp Tây Ninh tiếp tục tạo đột phá trong phát triển.

Báo Tây NinhBáo Tây Ninh16/04/2025

Tây Ninh không chỉ có lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu mà còn còn có hệ thống thủy lợi phát triển, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành nông nghiệp. Nhờ hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, ngành nông nghiệp Tây Ninh tiếp tục tạo đột phá trong phát triển.

Đặt mục tiêu tăng trưởng trên 4,5%

Tại kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2021-2026), cùng với việc điều chỉnh mức tăng trưởng từ 8% lên 10% trong năm 2025, cao hơn 2% so với chỉ đạo của Trung ương; điều chỉnh, bổ sung thêm một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; các chương trình đột phá để phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, phấn đấu thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), tạo đà cho giai đoạn tiếp theo. Theo đó, ngành nông nghiệp Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng trên 4,5%. Đây là con số cao hơn bình quân cả nước từ 1-1,5%.

Để đạt mục tiêu này, ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, ngành tiếp tục kiên định xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao; hướng tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, hội nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, phát triển thị trường nông nghiệp bền vững theo định hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Hệ thống thủy lợi phát triển, vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành nông nghiệp. Ảnh: Tâm Giang

Minh chứng cho những kết quả đạt được, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết thêm, năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đạt mức tăng trưởng ấn tượng, xếp thứ 10 cả nước về tốc độ tăng trưởng, với giá trị GRDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt 14.510 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ, đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020, cao hơn bình quân cả nước (3,3%).

Trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao, tỉnh thu hút 18 dự án đầu tư, với tổng vốn khoảng 904 tỷ đồng. Cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, đảm bảo an toàn sinh học. Thống kê, trên địa bàn tỉnh có 496 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 51 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận VietGAHP; 2 huyện Dương Minh Châu và Tân Châu được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh. Công tác khuyến khích thu hút đầu tư được triển khai thực hiện rộng rãi. Sở đang thẩm định 6 dự án xây dựng, với 16 nhà yến và cho ý kiến đối với 4 dự án đầu tư chăn nuôi.

Ưu tiên các dự án đầu tư nông nghiệp sạch, “xanh”

Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, cũng đã nhất quán quan điểm “không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế”. Trong thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường, tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Khu trại gà giống ứng dụng công nghệ cao BDH Việt Nam tại thị xã Trảng Bàng

Hiện nay, tỉnh Tây Ninh đang tập trung thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với quy hoạch. Trong đó, định hướng chọn lọc, ưu tiên những dự án có hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao… Theo thống kê, Hiện nay Tây Ninh có 146 dự án chăn nuôi đang hoạt động, 51 dự án đang xây dựng. Các dự án mới đều được đầu tư hệ thống dây chuyền hiện đại, tự động hóa cao, góp phần hình thành các chuỗi liên kết chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế, với hệ thống chuồng trại áp dụng công nghệ xanh, áp dụng quy trình khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và Global G.A.P. giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo phúc lợi động vật, như: dự án Tổ hợp Nhà máy Chế biến Thực phẩm DHP (giai đoạn 1) và hai dự án Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, thuộc chuỗi Dự án Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng tại thị xã Trảng Bàng; dự án Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN 2 (trại gà thịt xuất khẩu) và DHN 5 (trại gà giống) tại huyện Tân Châu…

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững là xu hướng chung toàn cầu. Xu hướng này đang ngày càng được quan tâm hơn. Đối với ngành nông nghiệp, “xanh” đồng nghĩa với việc thực hành sản xuất nông nghiệp giảm phát thải vào môi trường, trong đó trọng tâm là ngành chăn nuôi, một trong những ngành được đánh giá là có tác động môi trường lớn nhất hiện nay. Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng và cũng là đòi hỏi tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam.

Tâm Giang

Nông nghiệp xanh đã và đang trở thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng; từng bước giúp ngành nông nghiệp địa phương nâng cao giá trị gia tăng, phát triển theo hướng hiện đại, thông minh và bền vững. Trước những thách thức về ô nhiễm môi trường và thâm dụng tài nguyên nông nghiệp, việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tái tạo là vô cùng cần thiết.

Ông Nguyễn Đình Xuân- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tây Ninh.

Tính đến cuối tháng 3.2025, toàn tỉnh có 68/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 26/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; Thị xã Hoà Thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Thị xã Trảng Bàng, TP Tây Ninh, huyện Bến Cầu hoàn thành, đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, đang hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường thẩm định. Sở tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh đối với xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành.

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 139 sản phẩm OCOP, gồm 96 sản phẩm 3 sao, 42 sản phẩm 4 sao và 11 sản phẩm đạt 5 sao.

Nguồn: https://baotayninh.vn/tiep-tuc-but-pha-nong-nghiep-tay-ninh-khang-dinh-vi-tri-tren-ban-do-xanh--a188891.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm