Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tìm giải pháp để ngành lúa gạo Việt Nam ổn định phát triển trong kỷ nguyên mới

(CTO)- Ngày 4-4, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ và Trang Việt Nam Đầu Tư phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”.

Báo Cần ThơBáo Cần Thơ04/04/2025

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ Tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ Tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo nhiều đơn vị, doanh nghiệp, viện, trường, hiệp hội doanh nghiệp, các ngân hàng, hợp tác xã, nông dân… đã tham dự hội thảo.

Thời gian qua, ngành lúa gạo của nước ta đạt nhiều thành tựu to lớn, giúp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và cung cấp một lượng lớn lúa gạo phục vụ xuất khẩu, tạo nguồn  thu ngoại tệ cho đất nước và góp phần tích vào việc đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Chất lượng và hình ảnh, thương hiệu lúa gạo của Việt Nam ngày càng được nâng cao và khẳng định uy tín, vị thế trên thị trường Quốc tế.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, từ 6 triệu tấn những năm trước lên 7,5 triệu tấn năm 2022 và vượt lên 9,18 triệu tấn trong qua, thu về rên 5,7 tỉ USD. Gạo của Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường khó tính nhờ chất lượng cao và gạo xuất khẩu của nước ta hiện phần lớn là gạo chất lượng cao.

Tuy vậy, ngành lúa gạo vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức do biến đổi khí hậu, sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nước ta nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để tạo ra sự khác biệt trên thị trường thế giới. Xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hiệu quả, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ, nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho nông dân và doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan, đặc biệt cần nâng cao thu nhập cho nông dân để bà con yên tâm gắn bó với cây lúa.

Đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam cùng đại diện các cơ quan chức năng thuộc các Bộ ngành Trung ương, địa phương và các viện, trường, doanh nghiệp và ngân hàng cập nhật, cung cấp các thông tin về sản xuất, xuất khẩu gạo và tình hình phát triển của ngành lúa gạo nước ta thời gian qua, các định hướng, mục tiêu phát triển thời gian tới. Tình hình đầu tư tín dụng cho phát triển ngành hàng lúa gạo và việc triển khai chương trình cho vay đối với các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi liên kết để thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Đề án 1 triệu héc-ta lúa CLC)…

Agribank được Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ là ngân hàng chủ lực triển khai thí điểm Đề án Đề án 1 triệu héc-ta lúa CLC. Lãnh đạo Agribank đã tham gia hội thảo và Agribank có gian hàng trưng bày, giới thiệu các chương trình cho vay vốn và sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các chiến lược phát triển ngành lúa gạo Việt Nam, hướng đến nâng cao chuỗi giá trị và phát triển xanh, bền vững. Thảo luận về việc định vị lại giá trị hạt gạo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập quốc tế, từ đó thúc đẩy xuất khẩu gạo chất lượng cao ra thế giới, thúc đẩy nhân rộng phát triển các mô hình sản xuất gạo chất lượng cao và phát thải thấp theo Đề án1 triệu héc-ta lúa CLC…

Các loại lúa giống được Viện Lúa ĐBSCL trưng bày, giới thiệu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh, ngành hàng lúa gạo Việt Nam có vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Trong đó, ngành hàng lúa gạo của vùng ĐBSCL thời gian qua đạt nhiều thành tựu rất to lớn, đóng góp 50% sản lượng lúa và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu, là nơi đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hạt gạo của Việt Nam đã được khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Hè, ngành hàng lúa gạo cũng còn những bước thăng trầm, đời sống của người nông dân trồng lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người trồng lúa còn thấp hơn so với một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác. Sản xuất lúa cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường, vấn đề chất lượng yêu cầu ngày càng cao, vấn đề thương hiệu…Đề án 1 triệu héc-ta lúa CLC là một cơ hội, là giải pháp để tiếp tục thúc đẩy ngành hàng lúa gạo phát triển.

Ông Nguyễn Ngọc Hè cho biết, việc triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa CLC trong thời gian qua đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các tỉnh, thành vùng ĐBSC tích cực triển khai ngay từ bước ban đầu… Hội thảo là dịp để các nhà chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý cùng tất cả các đại biểu cùng trao đổi, chia sẻ về những giải pháp, định hướng, cách làm hay, giải pháp về khoa học công nghệ để thúc đẩy ngành hàng lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để hợp tác xã, doanh nghiệp và bà con nông dân giao lưu, kết nối tạo cơ hội hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo trong kỷ nguyên mới.

Tin, ảnh: KHÁNH TRUNG

Nguồn: https://baocantho.com.vn/tim-giai-phap-de-nganh-lua-gao-viet-nam-on-dinh-phat-trien-trong-ky-nguyen-moi-a185094.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Đoàn kết quốc tế - Nguồn sức mạnh cho Việt Nam chiến thắng
Diện mạo TPHCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Lịch trình 24 giờ ăn chơi ở Bắc Ninh
Nồng nhiệt đón chào những bóng hồng diễu binh, diễu hành đến Biên Hòa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm