Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

TP. Mỹ Tho: Dấu ấn 50 năm xây dựng và phát triển

Sau 50 năm kể từ ngày giải phóng, TP. Mỹ Tho - trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Tiền Giang - đã có những bước “chuyển mình” mạnh mẽ và toàn diện. Từ một đô thị nhỏ với cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, Mỹ Tho ngày nay đã khoác lên mình diện mạo mới hiện đại và năng động. Những đổi thay tích cực ấy chính là minh chứng sống động cho tinh thần vươn lên không ngừng của một Thành phố Anh hùng sau nửa thế kỷ hòa bình và phát triển. TỪ ĐÔ THỊ LOẠI 3 ĐẾN ĐÔ THỊ LOẠI 1

Báo Tiền GiangBáo Tiền Giang26/04/2025

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, điều hành của UBND tỉnh; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Mỹ Tho bắt tay ngay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Đến năm 1976, TP. Mỹ Tho được Trung ương công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Tiền Giang. 

Một góc TP. Mỹ Tho văn minh, phát triển. Ảnh: MINH THÀNH
Một góc TP. Mỹ Tho văn minh, phát triển. Ảnh: MINH THÀNH

Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Mỹ Tho đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 

Đặc biệt, từ năm 1995 đến năm 2000, thành phố có tốc độ phát triển nhanh; các ngành nghề kinh tế được mở rộng, đa dạng, quy mô sản xuất, kinh doanh không ngừng được nâng lên; Khu công nghiệp Mỹ Tho, Cụm công nghiệp Trung An, Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh được hình thành đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước ngày càng nhiều; kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng làm thay đổi lớn diện mạo của thành phố.

Cùng với sự phát triển kinh tế, quỹ nhà ở trên địa bàn thành phố phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, tăng bình quân hằng năm là 5,03%. Hệ thống giao thông nội, ngoại thành được đầu tư nâng cấp và phát triển khá mạnh. Mỹ Tho còn là đầu mối giao thông thủy, bộ rất thuận lợi.

Do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng, TP. Mỹ Tho được mở rộng với 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 11 phường và 6 xã. Ghi nhận quá trình đi lên của thành phố, tháng 10-2005, TP. Mỹ Tho được công nhận là đô thị loại II. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của thành phố trên con đường xây dựng quê hương Mỹ Tho ngày càng văn minh, giàu đẹp. 

Để TP. Mỹ Tho xứng đáng là đầu tàu cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và là trung tâm của khu vực Bắc sông Tiền, Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành nhiều nghị quyết về việc phát triển TP. Mỹ Tho với mục tiêu là xây dựng thành phố có cơ sở hạ tầng xã hội phát triển đồng bộ; xây dựng thành phố sáng - xanh - sạch - đẹp, từng bước tiến tới một đô thị văn minh trong khu vực.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung, nỗ lực phấn đấu xây dựng kinh tế - xã hội của thành phố không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân hằng năm (GRDP) đạt 15,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Ngày 5-2-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận TP. Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang.

THÀNH QUẢ TỪ THỰC HIỆN 3 KHÂU ĐỘT PHÁ

Để đưa thành phố phát triển, Mỹ Tho xác định 3 khâu đột phá và từ đó đạt những thành quả quan trọng.

Thứ nhất, Mỹ Tho đầu tư phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ bất động sản nhằm tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và phát triển đô thị trung tâm. 

Kết quả tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng lên qua các năm: Đến năm 2025 tăng 1,54 lần so với năm 2021, chiếm 36,92% tổng mức doanh thu dịch vụ tiêu dùng của toàn tỉnh. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 9,7%. Nhìn chung, phát triển thương mại - dịch vụ thực hiện khá tốt, góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm kinh tế năng động của tỉnh và khu vực.

Là đô thị loại I thuộc tỉnh, TP. Mỹ Tho có thêm nhiều động lực để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò chức năng là đô thị cấp vùng, là trung tâm của tỉnh Tiền Giang. 

Sắp tới đây, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII với mô hình mới chính quyền địa phương 2 cấp, không còn cấp huyện, dự kiến Mỹ Tho có 5 phường gồm: Mỹ Tho, Thới Sơn, Trung An, Đạo Thạnh, Mỹ Phong… 

Đây cũng là điều kiện để đô thị Mỹ Tho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thứ hai, là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch các phân khu, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2020 - 2025, nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật quan trọng do Trung ương, tỉnh đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn TP. Mỹ Tho như đường tỉnh 864 kết nối TP. Mỹ Tho với huyện Chợ Gạo, nâng cấp đường Phạm Hùng, mở rộng đường tỉnh 870 qua cầu Rạch Miễu 2, Dự án Kè và đường 2 bên bờ sông Bảo Định, Dự án Đường D7, từ đó đã tạo sự kết nối hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội của thành phố. 

Thành phố đã tập trung nguồn lực gần 2.500 tỷ đồng đầu tư các công trình dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Song song với đó là tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thành phố đã kết hợp với việc mời gọi triển khai các dự án khu dân cư hai bên đường, dự án khu dân cư thương mại theo quy hoạch đã được duyệt. 

Hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố được nhựa hóa, cứng hóa, đã tạo bước đột phá phát triển hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tốc độ đô thị hóa của thành phố đạt tỷ lệ 54,5%.

Thứ ba, Mỹ Tho đầu tư xây dựng chính quyền hành động, nâng cao hiệu lực quản lý, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Trong điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, chuyển đổi số trên các lĩnh vực là một yêu cầu tất yếu nhằm đem lại tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. 

Thông tin từ UBND thành phố, hiện nay, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố và phường, xã được tiếp nhận và giải quyết trên môi trường điện tử thông qua hệ thống Một cửa điện tử. Hiện tại, Mỹ Tho đã triển khai thực hiện 322 dịch vụ công, trong đó có 135 dịch vụ công toàn trình và 187 dịch vụ công một phần trực tuyến.

Mỹ Tho đã thực hiện tích hợp mạng Zalo trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính để người dân biết, theo dõi. Thành phố còn trang bị máy vi tính màn hình cảm ứng để người dân đến tra cứu hồ sơ, thủ tục hành chính và thực hiện việc nộp hồ sơ trên môi trường điện tử; đồng thời, lắp đặt camera quan sát tại bộ phận Một cửa thành phố và phường, xã.

THANH LIÊM - T.H

Nguồn: https://baoapbac.vn/kinh-te/202504/tp-my-tho-dau-an-50-nam-xay-dung-va-phat-trien-1041016/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trực tiếp: Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
Cận cảnh nút giao thông tại Quy Nhơn khiến Bình Định chi hơn 500 tỷ cải tạo
Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào hợp luyện diễu binh ở TP.HCM
Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm