Theo đó, UBND các phường, xã có vùng trồng và cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, đóng gói sầu riêng trên địa bàn được giao nhiệm vụ chủ động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát định kỳ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, bảo đảm luôn duy trì các yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Đối với các vùng trồng chưa có mã số, khuyến cáo người dân sản xuất theo quy trình sầu riêng bền vững và tích cực tham gia thực hiện mã số vùng trồng, mã số đóng gói. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chuyên ngành cấp trên tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sản xuất, thu mua, chế biến.
Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk tổ chức lấy mẫu đất để phân tích dư lượng Cadimi ở các vùng trồng. |
Đối với các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, đóng gói sầu riêng, phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng hóa chất cấm, hóa chất không có trong danh mục trong quá trình sơ chế, chế biến, đóng gói sầu riêng, bảo đảm thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định.
Để phục vụ cho hoạt động thu mua, chế biến vụ 2025, các cơ sở phải tiến hành tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, kho tàng và phương tiện vận chuyển. Báo cáo xác nhận kho xưởng không còn tồn dư chất vàng O phải được gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 25/7/2025 và có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương...
Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cần tích cực hỗ trợ hình thành và phát triển các chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu sầu riêng; hướng dẫn kỹ thuật canh tác giảm thiểu tồn dư Cadimi (không dùng phân bón/thuốc bảo vệ thực vật chứa Cadimi, tăng hữu cơ, xử lý đất nhiễm); tổ chức tập huấn xử lý vàng ô, lấy mẫu phân tích chất lượng; chủ trì xây dựng thương hiệu sầu riêng Đắk Lắk...
Nguồn: https://baodaklak.vn/kinh-te/202507/trien-khai-cac-giai-phap-bao-dam-an-toan-thuc-pham-trong-vu-sau-rieng-nam-2025-15705ef/
Bình luận (0)