Theo đó, công tác đặc xá nhằm đảm bảo tính pháp lý, dân chủ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng và điều kiện quy định, tránh sai sót và tiêu cực. Kế hoạch chú trọng đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, hỗ trợ người được đặc xá ổn định cuộc sống, hạn chế tái phạm, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Công an tỉnh chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các sở, ngành như: Tư pháp, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện các bước xét đặc xá, tuyên truyền và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Các cơ quan như Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo tuân thủ pháp luật; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với UBMTTQ Việt Nam hỗ trợ quản lý, giáo dục người được đặc xá tại địa phương. Người được đặc xá sẽ nhận được hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn, tìm việc làm theo Nghị định 49, ngày 17-4-2020 của Chính phủ; các cơ quan truyền thông sẽ tuyên truyền, xóa bỏ kỳ thị, giúp họ hòa nhập xã hội,… Các địa phương được yêu cầu cung cấp giấy tờ, hỗ trợ nhân thân và giám sát người được đặc xá để ngăn ngừa tái phạm.
UBND tỉnh giao Công an tỉnh hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15-6-2025.
THÀNH LONG
Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/xa-hoi/202504/trien-khai-cong-tac-dac-xa-nam-2025-5eb7eca/
Bình luận (0)